Với tiêu chí "Ngon, bổ, rẻ" quán súp cua cô Bông ở chợ Thiếc (quận 11) từ hàng chục năm nay đã trở nên quen thuộc với người dân Sài Gòn và lúc nào cũng đông nghịt khách đến ăn.

Ăn súp cua bằng tô - 20 năm một :thương hiệu"

Nằm ẩn mình trên con đường Phó Cơ Điều, cạnh khu chợ Thiếc (phường 6, quận 11, TP.HCM), quán súp cua cô Bông từ lâu đã trở thành địa điểm ẩm thực quen thuộc không chỉ của người dân sống xung quanh mà còn rất nhiều thực khách sành ăn ở Sài Gòn.

{keywords}

Quán súp cô bông nằm trên đường Phó Cơ Điều (quận 11).

Chỉ là một quán cóc vỉa hè, đơn sơ vài chiếc ghế nhựa, nhưng lượng khách xếp hàng để mua súp cua thật sự khiến chúng tôi không khỏi choáng ngợp. Cô Lan sống đối diện quán, nửa đùa nửa thật chia sẻ: "Quán bán giá bình dân mà chất lượng, thế nên lúc nào cũng đông khách số một khu chợ Thiếc này".

{keywords}

Rất nhiều thực khách chịu khó đợi để mua được một phần súp cua đặc biệt ở quán.

{keywords}

Dù quán phục vụ tương đối nhanh, nhưng vì khách khá đông, nên người mua có thể phải đợi hơi lâu. Em bé này đợi khá lâu nên đã ngủ gục.

Súp cua cô Bông, được người dân gọi thân mật xuất phát từ tên của cô chủ quán. Năm 1988, cô Phan Thị Bông (54 tuổi) cùng chồng là ông Nguyễn Trương Quý (52 Tuổi) rời quê hương Quãng Ngãi lên TP.HCM lập nghiệp. Trải qua nhiều năm làm ăn không thấy khắm khá, cô Bông may mắn được một người bạn dạy cho công thức nấu súp cua, và thế là vợ chồng cô quyết định chuyển sang kinh doanh hàng ăn.

"Ban đầu nấu cũng chưa ngon, nhưng trải qua nhiều năm, cô rút ra nhiều kinh nghiệm cho bản thân, giúp món ăn đậm đà hơn. Cô cho nhiều thịt cua, hầm xương thật lâu để nước súp ngọt và đậm, còn lại cô đều làm theo công thức mà bạn cô chỉ, chứ không có bí quyết nào đặc biệt" - cô Bông thật thà tâm sự về bí quyết nầu món súp.

{keywords}

Vợ chồng cô Bông đã vào Sài Gòn hơn 20 năm, và cùng nhau gây dựng nên thương hiệu súp cua danh tiếng tại khu chợ Thiếc.

Khi được hỏi vì sao lại bán súp trong những chiếc tô, cô Bông tươi cười chia sẻ thêm: "Thật ra cô suy nghĩ cũng đơn giản thôi, ăn súp bằng tô thì vừa bụng nhất, vì đa số mọi người ăn một chén sẽ không no, nhưng ăn hai chén thì lại không hết, thế nên một tô vừa vừa là tiện nhất".

Hàng ngày cô cùng chồng thức dậy từ rất sớm để hầm xương và nấu súp, khoảng 7h30 sáng thì vào chợ Thiếc để bán đến 12h trưa. Sau đó, tầm 2h chiều thì di chuyển đến địa chỉ số 166 Phó Cơ Điều tiếp tục bán cho đến khi hết thì về. Thông thường mỗi ngày vợ chồng cô Bông bán được khoảng 9 nồi súp cua. Thấm thoát đã 20 năm trôi qua.

Khách đông nhưng không tăng giá

"Đã 5 năm nay cô vẫn giữa nguyên mức giá, không hề tăng lên một ngàn nào, dù vật giá có tăng, tiền thuê mặt bằng cũng tăng" - cô Bông chia sẻ. Với mức giá 15.000 đồng/tô, 12.000 đồng/chén, 20.000 đồng/hộp, mức giá ở quán khá bình dân, phù hợp với nhiều đối tượng thực khách. Đồng thời, dù là thực khách khó tính thì cũng luôn gật gù với chất lượng của tô súp ở đây, thế nên nếu chậm chân đến trễ có khi bạn phải đợi sang hôm khác để được thưởng thức tô súp đặc biệt này.

{keywords}

Tố súp cua chất lượng nhưng giá cả lại rất phải chăng.

{keywords}

 Bát súp cua đầy đặn và ngon mắt

  {keywords}

Khách hàng ngồi trên vỉa hè thoải mái thưởng thức món ăn bình dân mà đậm đà này.

Bạn Long (25 tuổi) là một khách hàng quen thuộc của quán cho biết: "Tôi ở khá gần đây, nên thỉnh thoảng hay cùng bạn bè ra đây ăn súp cua của cô Bồng. Mới đầu thấy quán đông nên tò mò vào ăn thử, sau này thấy ngon mà giá bình dân nên thành thói quen".

Trước đây cô Bông chỉ bán súp cua đơn thuần, tuy nhiên sau này khách hàng góp ý, nên cô đã thêm trứng bắc thảo vào trong tô súp. Tùy nhu cầu của thực khách mà tô súp sẽ có thêm 1 quả trứng bắc thảo béo ngậy. Trung bình mỗi ngày quán tiêu thụ khoảng hơn 200 trứng bắc thảo.

Thực khách mỗi lúc một đông, đôi tay cô Bông và các những người phụ việc luyến thoắt múc từng tô súp không ngơi nghỉ. Khách ngồi ăn vui vẻ thưởng thức, người đứng đợi cũng chẳng bực dọc khó chịu. Bởi, ở Sài Gòn cũng lạ, để thưởng thức một món ăn ngon, người ta chẳng nề hà vỉa hè hay nhà hàng sang trọng.

Theo Kenh14