Đền Hùng là khu di tích nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 9 km.

Vào dịp giỗ Tổ Hùng Vương, du khách từ các nơi trên cả nước đều đổ về Đền Hùng làm lễ dâng hương. Dưới đây là một số kinh nghiệm khi đến Đền Hùng.

{keywords}
 

Thời điểm nào nên đến Đền Hùng?

Đền Hùng mở cửa quanh năm nên bạn có thể đến vào bất kỳ thời gian nào nhưng nhộn nhịp và thú vị nhất đó chính là dịp hội ngày 10 tháng 3.

Tuy nhiên, ngày này lượng du khách đổ về đây khá đông, chi phí dịch vụ như ăn uống, nghỉ ngơi... có thể tăng cao hơn ngày thường.

Phương tiện lên Đền Hùng

- Đền Hùng cách trung tâm Hà Nội khoảng 90km, trường hợp gia đình có xe ô tô riêng, việc đi lại khá thoải mái, bãi đỗ xe ở đây rộng rãi, giá gửi xe không quá cao. 

Khi sử dụng xe riêng, có hai hướng lên Đền Hùng như sau:

1/ Đi theo quốc lộ 32 qua cầu Trung Hà khi tới cầu Phong Châu thì tiếp tục đi thẳng là tới đền Hùng.

2/ + Xuất phát theo quốc lộ 2 qua Vĩnh Phúc thì bạn chạy xe tới cầu Việt Trì. Qua trung tâm thành phố rẽ trái chừng 10km nữa là tới đền Hùng.

Trường hợp bắt xe khách, bạn có thể ra bến xe Mỹ Đình, giá vé dao động từ 70 nghìn đồng - 100 nghìn đồng tùy loại xe.

Một số khung giờ xe khách chạy:

- Xe Mạnh Nga Tuyến Hà Nội – Phú Thọ: Xe chất lượng cao. Hà Nội xuất phát tại bến xe Mỹ Đình lúc 8h15 và 18h10. Xuất phát Phú Thọ lúc 4h20 và 14h10. 
- Xe Hải Thường Tuyến Hà Nội – Thanh Sơn (Phú Thọ): Sáng Tân Minh đi 5h. Thanh Sơn đi 6h. Mỹ Đình về 10h15 – Chiều Văn Miếu đi 13h10. Thanh Sơn đi 13h40. Mỹ Đình về 17h30. 

- Xe Hiếu Nghĩa Tuyến Hà Nội - Phú Thọ: Xe chất lượng cao. Ra vào Hà Nội tại bến xe Mỹ Đình. Phú Thọ đi 9h – Hà Nội về 16h.

Giá vé thăm quan:

- Giá vé vào bảo tàng 15. 000 đồng/khách.
- Vé lên các Đền 10.000 đồng/ khách.
- Giá vé xe điện 50.000 đồng/ khách.

Khu di tích Đền Hùng có sẵn dịch vụ vận chuyển bằng xe điện từ các bãi xe đến cổng Đền Hùng và các địa điểm khác trong quần thể. Giá dịch vụ khá hợp lý, nếu đi đông người các bạn cũng có thể thuê nguyên chuyến xe để chủ động hơn trong việc di chuyển.

{keywords}
Ảnh: Hương Trần

Văn khấn và lễ dâng hương:

1/ Văn khấn:

Nam mô a di đà Phật! (3 lần )

Kính lạy chín phương trời đất, Mười phương chư Phật, Thánh hiền. Lạy các Vua Hùng linh thiêng, gây dựng đất này Tiên tổ.

Con tên là…địa chỉ…Nhân ngày giỗ tổ con xin gởi đến đấng bề trên chút hương hoa lễ phẩm thể hiện lòng thành của gia đình con đến các Vua Hùng và các bậc tổ tiên.

Kính xin độ trì phù hộ, Mọi chuyện tốt lành bình an. Bách bệnh giảm trừ tiêu tan, điều lành mang đến vẹn toàn. Điều dữ mang đi, yên ổn. Đi đến nơi, về đến chốn, tai qua nạn khỏi tháng ngày. Cầu được ước thấy, gặp may.

Mọi điều hanh thông, thuận lợi. Con cái học hành tấn tới, ngoan ngoãn nghe lời mẹ cha. Thi đỗ lớp gần, trường xa, mát mặt gia đình làng nước.

Tình duyên gặp người kiếp trước, Ý trung nhân xứng muôn phần. Tình xa duyên thắm như gần, suốt đời yêu thương nhất mực. Đi làm thăng quan tiến chức, buôn bán một vốn bốn lời. Hạnh phúc thanh thản một đời, Nam mô a di đà Phật!

Kính lạy cao xanh Trời đất, Lạy các Vua Hùng linh thiêng. Đức Thánh Trần cõi người hiền, muôn đời độ trì phù hộ!

Nam mô a di đà Phật! (cúi lạy 3 cái ).

2/ Dâng lễ:

Bạn có thể chuẩn bị trước lễ ở nhà, dưới thành phố Việt Trì hoặc đến Đền thuê dịch vụ sắm lễ, mua lễ. Tuy nhiên, ngày giỗ tổ chi phí dịch vụ này khá cao, đắt đỏ nên bạn cần cân nhắc.

Trường hợp làm lễ nhỏ bạn chuẩn bị bánh dày, bánh chưng, hoa quả, xôi gà. 

Trường hợp đi đoàn bạn có thể mua lễ vật, nhờ người kết hình rồng mang lên dâng hương. (Dịch vụ có sẵn tại TP Việt Trì, tại các cửa hàng làm đồ cưới hỏi. Đi dọc quốc lộ, hỏi đường Hùng Vương. Tại đây có một số cửa hàng).

Lưu ý:

Từ dưới cổng leo lên Đền Hùng khá cao, đi một mình, đồ lễ có thể làm gọn nhẹ, để túi xách lên các Đền mới bày. Nếu làm mâm lễ to, có thể thuê người vác lên.

Bạn nên đi loại giày, dép đế bệt sẽ thuận tiện hơn cho việc di chuyển. Bên cạnh đó mang theo kem chống muỗi, thuốc trị côn trùng và mũ, nón (phòng trường hợp trời nắng). 

Đi lễ Đền Hùng theo trình tự:

Đền Hùng có ba ngôi chính là Đền Thượng, Đền Trung và Đền Hạ.

- Ðền Hạ: Từ chân núi rẽ qua cổng đền, leo lên 225 bậc thang là đến đền Hạ và chùa Thiên Quang. Trước cửa đền Hạ có cây thiên tuế, bên cạnh là nhà bia có kiến trúc hình lục giác với 6 mái. Nơi đây có đặt tấm bia đá khắc dòng chữ quốc ngữ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

- Ðền Trung: Đền Hùng Phú Thọ bao nhiêu bậc? Từ đền Hạ leo thêm 168 bậc đá, du khách sẽ tới đền Trung. Tương truyền, nơi đây để các vua Hùng ngắm cảnh và bàn việc với các lạc hầu, lạc tướng. Hoàng tử Lang Liêu đã dâng bánh chưng, bánh giầy lên cho vua cha nhân dịp tết cổ truyền cũng ở đây.

- Ðền Thượng: Từ đền Trung đi tiếp 102 bậc đá sẽ đến đền Thượng. Nơi các vua Hùng làm lễ tế Trời đất, thần Núi và thần Lúa. Thục Phán sau khi được vua Hùng thứ 18 truyền ngôi, dựng cột đá thề ở đền Thượng để thề trông nom ngôi đền và giữ gìn cơ nghiệp vua Hùng.

Bạn vào Đền Hạ làm lễ trình, sau đó di chuyển lên Đền Trung, cuối cùng là Đền Thượng. Ngoài ra trong quần thể khu di tích Đền Hùng còn có Đền Giếng, Lăng Hùng Vương, Nhà Bia, Đền tổ mẫu Âu Cơ

Đặc sản Đền Hùng:

Đặc sản của mảnh đất trung du này chủ yếu là các món ăn dân dã như thịt chua, bánh tai, tằm cọ, cơm nắm lá cọ, cọ ỏm chấm mắm và canh cá rau sắn. 

Trồng cây lưu niệm:

Nếu du khách muốn trồng cây lưu niệm ở Đền Hùng có thể liên hệ Ban quản lý. Ban quản lý sẽ có bộ phận hỗ trợ, tư vấn cụ thể. 

Giỗ Tổ Hùng Vương: Những điểm du lịch đáng đến ở Phú Thọ

Giỗ Tổ Hùng Vương: Những điểm du lịch đáng đến ở Phú Thọ

Đến Phú Thọ không chỉ ghé Đền Hùng, du khách còn có nhiều sự lựa chọn khác như: thăm đồi chè Long Cốc, tắm nước khoáng hay dạo chơi ở vườn quốc gia.

Diệu Bình