Chuột đồng đang trở thành nguồn thu nhập quý giá cho những người dân nghèo vốn phải vật lộn kiếm sống nhờ công việc tại các vườn trà nổi tiếng ở Assam. Giờ đây, vào những tháng mùa đông, người ta lại có thêm nghề mới – tới các cánh đồng lúa để bẫy chuột bán.

{keywords}
Người dân bày bán thịt chuột ở phiên chợ cuối tuần

Chuột đồng là một trong những loài gặm nhấm đang chiếm số lượng lớn trong các cánh đồng ở làng Kumarikata, bang Assam, Ấn Độ. Chúng được lột da, chế biến sẵn để bày bán trong ngày chợ phiên cuối tuần. Tại đây, thịt chuột còn phổ biến hơn cả thịt lợn, thịt gà, được xem làm thực phẩm truyền thống của một số dân tộc thiểu số vùng đông bắc Ấn Độ.

{keywords}
Nhờ chuột đồng đã giúp những người dân nghèo cải thiện đời sống 

Một kg thịt chuột được bày bán với giá khoảng 200 rupee (65.000 đồng), được người địa phương ưa chuộng. Chúng thường được các bà nội trợ nấu với nước sốt cay để làm món ăn dịp cuối tuần.

{keywords}
 

Một người dân trong vùng cho biết, những năm gần đây, lượng chuột đồng lại tăng đột biến, nên nhiều người bắt đầu bẫy chuột bán. Samba Soren, một người bán chuột ở Kumarikata, chia sẻ với AFP: “Chúng tôi bẫy chuột trên cánh đồng khi chúng tới ăn thóc của người dân”. Thông thường, họ sẽ bẫy tre trước hang. Về đêm, khi chuột ra ngoài kiếm ăn sẽ sập bẫy. Mỗi đêm, một người có thể bẫy từ 10-20kg chuột.

Chợ phiên độc đáo ở vùng cao hút khách du lịch

Chợ phiên độc đáo ở vùng cao hút khách du lịch

Chợ phiên vùng núi phía bắc Việt Nam luôn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong, ngoài nước nhờ sự độc đáo, đa dạng văn hóa các dân tộc...

Theo Dân trí - nguồn: Channelnewsasia