- Đầu xuân, người Việt thường cùng người thân lễ chùa cầu bình an. Ở Hà Nội, du khách có thể ghé thăm những ngôi chùa nổi tiếng dưới đây.

{keywords}

Chùa Trấn Quốc nằm trên một bán đảo nhỏ phía đông của Hồ Tây. Đây được coi là ngôi chùa cổ nhất Hà Nội, trên 1.500 năm tuổi. Năm 2016, chùa Trấn Quốc lọt vào danh sách 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới do báo Daily Mail (Anh) bình chọn. Ảnh: Vân Quảng Tâm 


{keywords}

Chùa Một Cột: Không chỉ có người dân Thủ đô mà ngay cả khách du lịch cũng chọn chùa Một Cột làm nơi viếng thăm trong dịp đầu năm mới khi tới Hà Nội. Chùa còn có tên gọi khác là Diên Hựu tự, như một đóa sen đang nở trên mặt hồ thơ mộng. Nhiều người đến chùa ngoài mong muốn cầu tài lộc, sức khỏe còn có cơ hội thưởng ngoạn vẻ đẹp cổ kính, thanh thoát tưởng như lạc bước cõi Phật. Ảnh: Vân Quảng Tâm


{keywords}

Chùa Yên Phú nằm ở xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Chùa Yên Phú còn có tên là Thanh Vân Cổ tự. Không chỉ là nơi cho các phật tử hành hương, đây còn là địa điểm lý tưởng cho những ai tâm huyết nghiên cứu về phật giáo. Ảnh: Vân Quảng Tâm 


{keywords}

Chùa Quán Sứ: Là trụ sở của Trung ương hội Phật giáo Việt Nam, là một phần không thể thiếu của hồn thiêng Hà Nội. Ngôi chùa tọa lạc tại số 73, phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm. Chùa được xây dựng vào thế kỷ 15. Vào thời vua Lê Thế Tông, ở phường Cổ Vũ chưa có chùa nên nhà vua cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long. Được biết sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ.


{keywords}

Chùa Kim Liên (Nghi Tàm, Quảng An, Tây Hồ) được biết đến là một trong 10 di tích kiến trúc cổ đặc sắc nhất Việt Nam. Không chỉ nổi bật bởi kiến trúc uy nghiêm, chùa còn nổi tiếng với bề dày lịch sử hơn 500 năm từ thời nhà Lý, nhà Trần. Trong chùa vẫn còn rất nhiều nét kiến trúc, những dấu tích của thời cha ông xưa. Bởi vậy, không chỉ hành hương về chùa mỗi dịp mùng 1, hôm rằm, dịp lễ Tết... người dân còn quan tâm đến chùa Kim Liên như một di sản văn hóa bậc nhất của Thủ đô.


{keywords}

Chùa Thầy: Phong cảnh hữu tình, thiên - nhân hòa hợp khiến cho những ai từng đến chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Nội) đều không thể nào quên. Tương truyền chùa được xây dựng từ thời nhà Lý. Đây là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, người có công lớn trong việc dạy học, chữa bệnh cho dân và sáng lập ra bộ môn múa rối nước.


{keywords}

Chùa Thầy có ba tòa nằm song song với nhau, toà ngoài gọi là nhà tiền tế hay chùa Hạ. Toà giữa là trung điện hay chùa Trung, toà trong cùng là thượng điện, thờ các hóa thân của thiền sư Từ Đạo Hạnh, diễn tả ba "kiếp" của Từ Đạo Hạnh: Tăng, Phật và Đế vương. Phía sau chùa có lầu chuông, lầu trống. Phía trước chùa là sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu. Ảnh: Vân Quảng Tâm


{keywords}

Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích. Hàng năm, mỗi độ xuân về, hàng triệu phật tử cùng du khách 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Ảnh: Vân Quảng Tâm

Diệu Bình