Thác Bản Giốc, Đray Nur hay Pongour đều mê hoặc du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ và đầy bí ẩn.

{keywords}

Thác Bản Giốc: Thác Bản Giốc thuộc tỉnh Cao Bằng, nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Dòng thác trắng giữa không gian xanh tươi và hùng vĩ tạo khung cảnh đẹp như tranh vẽ.

{keywords}

Phần thác chính rộng khoảng 100 m, cao 70 m và sâu 60 m. Nhìn từ xa, thác đổ xuống trắng xóa như dải lụa trắng.

{keywords}

Đây là một trong những danh lam thắng cảnh lớn nhất của Việt Nam và thác lớn thứ 4 thế giới trong các thác nước nằm trên đường biên giới giữa các quốc gia, sau Niagra (Canada - Mỹ), Victoria (Zambia - Zimbabwe) và Iguazu (Brazil - Argentina).

{keywords}

Tới đây, bạn sẽ thấy vẻ đẹp choáng ngợp của Bản Giốc với khung cảnh vừa hùng vĩ vừa êm đềm của núi rừng.

{keywords}

Hòa mình vào làn sương nước mát lạnh, tận hưởng không khí trong lành, sảng khoái là trải nghiệm khó quên khi bạn có cơ hội ghé thăm.

{keywords}

Thác Đray Nur: Nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột 25 km đi theo quốc lộ 14, qua thủy điện Buôn Kôp gần 3 km, đây là ngọn thác tuyệt đẹp thiên nhiên ban tặng cho Đăk Lăk. Đray Nur nghĩa là thác cái, thác vợ, gắn liền với mối tình "Romeo và Juliet" của núi rừng.

{keywords}

Chuyện kể rằng, ngày xưa có đôi trai gái yêu tha thiết nhưng vì xung đột giữa hai bản nên bị ngăn cấm. Vào một đêm trăng, họ nhảy xuống sông để trọn đời bên nhau. Tức giận vì sự ích kỷ của dân làng dẫn đến cái chết đôi trẻ, trời nổi cơn giông bão, nước cuồn cuộn dâng cao, chia sông thành hai nhánh, ngăn cách đường đi 2 dòng tộc. Dòng nước lao từ những vách đá thẳng đứng, vỡ ra từng giọt tựa như giọt nước mắt thương khóc kẻ ở người đi.

{keywords}

Thác Đray Nur là một địa điểm lý tưởng cho những ai muốn khám phá thiên nhiên hoang sơ và bí ẩn của vùng đất cao nguyên đầy nắng và gió.

{keywords}

Thác Pongour: Nơi này còn gọi thác Bảy tầng - ngọn thác nổi tiếng đẹp mơ màng, hoang dã nhất của Nam Tây Nguyên, thuộc huyện Đức Trọng, cách huyện lỵ 20 km và xa trung tâm thành phố Đà Lạt 50 km.

{keywords}

Thác Pongour gắn với truyền thuyết hào hùng của người đồng bào dân tộc K’Ho. Truyện kể, xưa vùng đất này do một nữ tù trưởng người K’ho xinh đẹp cai quản, nàng tên Kanai. Nàng có tài chinh phục thú dữ, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ lợi ích cho con người, trong đó có bốn con tê giác to lớn khác thường luôn tuân lệnh nàng. Chúng dời non, ngăn suối, khai phá nương rẫy, bảo vệ dân làng.

{keywords}

Một ngày vào rằm tháng giêng, nàng trút hơi thở cuối cùng. Bốn con tê giác quanh quẩn bên nàng ngày đêm không rời, chẳng buồn ăn uống cho đến chết. Không lâu sau nơi nàng yên nghỉ sừng sững một ngọn thác đẹp tuyệt trần. Mái tóc của nàng Kanai đã hóa thành dòng nước trắng xóa, trong xanh, mát rượi, còn những phiến đá xanh rêu to lớn làm nền cho thác đổ là những chiếc sừng của tê giác hóa thành. Đó là biểu tượng của sự đoàn kết, gắn bó vĩnh cửu giữa con người với thiên nhiên.

{keywords}

Cứ đến ngày rằm tháng giêng Âm lịch hàng năm, nơi đây tổ chức lễ hội mùa xuân, là nơi gặp gỡ, giao lưu, tham gia các trò chơi dân gian, thu hút khách đông đảo khách du lịch tới thăm.

(Theo Zing)