- Chùa bà Ấn hay đền bà Ấn, là những tên gọi chung để chỉ chùa Mariamman, chùa do người Ấn Độ xây dựng vào những năm đầu thế kỷ 20 và còn được lưu giữ đến hôm nay.

{keywords}
Chùa Mariamman là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng được rất nhiều người biết đến.

Theo truyền thuyết, Mariamman (Mẹ Mari) là nữ thần của bệnh và mưa ở miền Nam Ấn Độ, ngự trị ở nông thôn bang Tamil. Mari có nguồn gốc như là một nữ thần của làng xã gắn với sự màu mỡ và mưa thuận gió hòa. Mariamman thường là hình ảnh của một phụ nữ trẻ xinh đẹp với gương mặt hung đỏ có trang phục màu đỏ, có nhiều tay tượng trưng cho nhiều sức mạnh nhưng cũng có khi chỉ có hai hoặc bốn tay. Bà thường được tạc tượng ở tư thế ngồi hay đứng, một tay cầm đinh ba, một tay bưng chén cơm.

{keywords}
Chính điện thờ bà Mariamman.

Ban đầu chùa Mariamman chỉ là một căn chòi nhỏ do người gốc Ấn xây dựng để phục vụ cho đời sống tâm linh và mãi đến đầu thế kỷ 20 chùa được xây lại như hôm nay, với lối kiến trúc mô phỏng theo đạo Hindu ở miền Nam Ấn Độ. Qua nhiều thăng trầm của lịch sử, chùa Mariamman không chỉ nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo mà còn là nơi nổi tiếng linh thiêng. Tục kể rằng, nếu áp đầu vào đầu vào chùa cầu nguyện thì mọi điều cầu xin sẽ trở thành hiện thực.

Tọa lạc ngay giữa trung tâm Sài Gòn nên chùa Mariamman được rất nhiều người biết đến. Với nét độc đáo trong kiến trúc, chùa là địa điểm tín ngưỡng quen thuộc của người dân thành phố và các tỉnh lân cận. Là một trong ba ngôi đền Hindu giáo của người Ấn Độ nằm giữa trung tâm Sài Gòn, chùa bà Mariamman nổi tiếng và được nhiều du khách ghé thăm hơn cả. Hiện chùa Mariamman được sự quản lý của chính quyền Quận 1 và do người Việt gốc Ấn trông coi.

Với nét kiến trúc độc đáo mang hơi thở của đất nước của Phật giáo, chùa Mariamman không chỉ người Việt mà Ấn Kiều cũng đến để cầu may mắn cho gia đình hạnh phúc, giàu có, sức khỏe và hôn nhân tốt lành. Không chỉ vào những dịp lễ mà ngày thường chùa cũng được rất nhiều người ghé thăm, cầu xin và cúng bái.

{keywords}
18 Các vị thần được xây xung quanh chùa mang đậm hơi thở kiến trúc Hindu giáo.

{keywords}
Vị thần Valambigai.

Chùa gồm chính điện thờ bà Mariamman và bên cạnh là hai bảo vệ Maduraiveeran (bên trái) và Pechiamman (bên phải). Với đặc trưng kiến trúc phục vụ cho tín ngưỡng nên chùa có bố cục khá độc đáo, chạy dọc trên tường là tượng của 18 vị thần với nhiều phong thái khác nhau, mỗi vị thần là một biểu tượng cho ước nguyện của người dân. Ngay lối bên trái điện là sư tử Simha Vahanam, linh vật dùng để cưỡi của mẹ Mariamman. Chung quy lối kiến trúc trong chùa được bố trí theo hình chữ U mang lại cảm giác ấm cúng.

{keywords}
Đồ vật ở đây mang đậm phong cách của người Ấn Độ.

Chùa Mariamman là nơi tín ngưỡng linh thiêng nên không thể thiếu những người buôn bán vật phẩm để tế lễ, đồ tế ở đây khá đa dạng và phong phú, chủ yếu là gạo, dầu ăn, nhang cúng, dừa trái… được bán đầy đủ trước cổng chùa. Anh Chung Phát, bán đồ lễ trước cổng chùa cho biết: “Gia đình tôi bán ở đây được mấy chục năm rồi, từ đời cha cho đến đời tôi, tôi bán ở đây được 10 năm rồi. Thường ngày bán được khoảng 2 đến 3 trăm còn ngày Rằm hay mùng Một thì bán được nhiều hơn, có lúc được 2, 3 triệu là chuyện thường vì lúc đó người đi lễ đông hơn”.

{keywords}
Chùa có rất đông người đến cũng bái, úp mặt vào đá hoa cương để cầu nguyện với mong ước cầu gì được nấy.

Đặc biệt mỗi ngày 2 lần, Lễ hiến tế bằng lửa cúng bà Mariamman và các Thần được cử hành lần lượt vào lúc 10 giờ sáng và 19 giờ tối. Theo tín ngưỡng, người dự lễ được hưởng phước lành nhận lửa thần Agni từ người cúng tế. Nghi lễ này thu hút rất nhiều người tham gia mỗi ngày. Chị Trần Khánh Linh, Quận 1 chia sẻ: “Tôi theo chùa đã nhiều năm, tôi đến để cầu Mẹ Mari ban phước lành cho gia đình và người thân. Sau mỗi lần đến chùa tôi thấy tâm trạng thoải mái hẳn”.

Sài Gòn với hơn 300 năm lịch sử xây dựng và phát triển, trong những năm đó với sự du nhập của nhiều nước đến từ nhiều nơi trên thế giới đã mang lại cho Sài Gòn lối kiến trúc đa dạng của nhiều nền văn hóa khác nhau. Chùa Mariamman là kết quả của sự giao lưu văn hóa của cộng đồng người Ấn Độ tại Việt Nam. Sự giao thoa văn hóa có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo sự đa dạng và phong phú cho tôn giáo Việt Nam. Mỗi tôn giáo ra đời đều có lý do của nó, nhưng chung quy, điểm cao nhất chính là giáo dục cho con người tính hướng thiện, yêu thương mọi người, truyền bá những điều tốt đẹp, làm sáng rõ thêm câu châm ngôn “tốt đời đẹp đạo”.

Lâm Vi