Mục tiêu nhập khẩu 150 triệu liều vắc xin rất khả thi

Từ nhiều tháng nay, Bộ Y tế có hàng chục cuộc tiếp xúc, đàm phán với các nhà sản xuất vắc xin cũng như cơ quan y tế, đại diện ngoại giao các nước có sản xuất vắc xin nhằm tranh thủ mọi khả năng, nguồn lực để có vắc xin sớm nhất, phấn đấu cuối năm 2021, Việt Nam sẽ đạt miễn dịch cộng đồng.

Trước việc nhiều doanh nghiệp cho biết có thể tìm được nguồn vắc xin, Bộ Y tế đã khuyến khích tất cả địa phương, doanh nghiệp có điều kiện, khả năng tiếp cận các nguồn vắc xin đều có thể nhập khẩu.

Tại cuộc họp ngày 31/5, Bộ Y tế cho biết theo quy định hiện hành, chỉ các công ty có chức năng nhập khẩu, kinh doanh vắc xin mới được nhập khẩu. Cả nước hiện có 27 đơn vị có chức năng này. Do đó, các đơn vị có điều kiện tiếp cận nguồn cung vắc xin có thể trực tiếp làm việc với Bộ Y tế hoặc với 1 trong số 27 đơn vị này.

“Nút thắt” được tháo gỡ, đến trưa 2/6, Bộ Y tế công bố Việt Nam có 36 cơ sở được cấp chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu vắc xin Covid-19 và kinh doanh dịch vụ bảo quản vắc xin. Bộ nhấn mạnh quan điểm khuyến khích, động viên và tạo điều kiện tối đa cho các địa phương, doanh nghiệp tham gia vào quá trình tìm kiếm, nhập khẩu vắc xin Covid-19.

Sau buổi làm việc với Quỹ Đầu tư trực tiếp của Nga chiều 2/6, Bộ Y tế thông tin phía Nga đã đồng ý cung ứng cho Việt Nam 20 triệu liều vắc xin trong năm 2021. Theo đại diện Bộ Y tế, với những thỏa thuận đã đạt được, mục tiêu nhập khẩu được 150 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 trong năm 2021 của Việt Nam là rất khả thi.

Ngày 05/06/2021 Quỹ vaccine Covid-19 ra mắt với sứ mệnh huy động tổng hợp nguồn lực đóng góp xã hội để chia sẻ với ngân sách nhà nước nhằm phục vụ cho hoạt động mua, nhập khẩu, nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước.

Để mua và tiêm cho 75 triệu dân (với 150 triệu liều vắc xin), Quỹ vắc xin dự kiến cần nguồn kinh phí 25.200 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương bảo đảm cho các đối tượng do trung ương quản lý và hỗ trợ các địa phương khó khăn khoảng 16.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương chi và huy động đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức khoảng 9.200 tỷ đồng.

{keywords}
Tối ngày 05/06, Quỹ Vắc xin phòng, chống Covid-19 ra mắt, tại Hà Nội 

Tính đến 20h ngày 05/6, Quỹ đã thu được số tiền 1.036 tỷ đồng và nhận được cam kết ủng hộ khoảng 6.600 tỷ đồng từ các tổ chức, doanh nghiệp, bộ ngành và địa phương.

Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19 đang tiếp tục nhận đóng góp vì mục tiêu người Việt Nam được tiếp cận vắc xin nhanh nhất, sớm nhất và rộng nhất.

Doanh nghiệp vừa sẵn sàng ủng hộ chống dịch vừa nỗ lực kinh doanh

Cùng với việc đóng góp vào Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19, Tập đoàn Novaland nỗ lực góp phần tạo thêm nguồn lực, điều kiện làm việc tốt hơn cho đội ngũ cán bộ y tế và những nhân sự trực tiếp tham gia phòng, chống dịch tại các cơ sở y tế, trung tâm cách ly. Đơn cử như trao tặng trực tiếp đến Bệnh viện Nhân dân 115 các trang thiết bị y tế chuyên dụng, cấp thiết, công nghệ cao, trao tặng 2 xe cấp cứu đến Trung tâm Cấp cứu 115… với tổng ngân sách hơn 16 tỷ đồng. 

{keywords}
 Tập đoàn Novaland đóng góp 100 tỷ đồng vào Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19

Liên tiếp những năm gần đây, Novaland đã dành hàng trăm tỷ đồng cho hàng chục ngàn người thụ hưởng trong các hoạt động hỗ trợ phát triển cộng đồng, giáo dục, sức khỏe và an sinh xã hội như bảo vệ sức khỏe học đường, chăm lo người có hoàn cảnh khó khăn, giảm thiểu tác động của thiên tai, trao tặng học bổng, hỗ trợ bệnh nhi nghèo, chiến dịch trồng cây góp phần phủ xanh Việt Nam… tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Bên cạnh công tác hỗ trợ cộng đồng, Novaland luôn đảm bảo thực hiện mục tiêu kép, vừa tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng chống dịch bệnh vừa duy trì hoạt động kinh doanh, cũng như đảm bảo an toàn cho khách hàng.

Đại diện tập đoàn Novaland nói, “Novaland cam kết kiên định với chiến lược phát triển bền vững, quản trị rủi ro chặt chẽ và tuân thủ các yêu cầu từ cơ quan kiểm soát dịch bệnh, đồng hành với Chính phủ, các địa phương và nhân dân để phòng chống dịch. Các mục tiêu sức khỏe cộng đồng sẽ được đặt lên trên hết”.

Ngọc Minh