- Những món hàng mã dành cho đại gia được làm hoành tráng và cầu kì. Cá chép phải cá to, phải tỏ rõ sự uy lực; ô tô là những siêu xe; túi, mũ...cũng phải đảm bảo được in bằng thương hiệu nước ngoài thì mới vừa lòng.

Theo ông Nguyễn Văn Hòa, một người chuyên sản xuất vàng mã ở Hà Nội, cho biết: "Gần đến ngày Tết ông Công - ông Táo, ông đã hoàn thành các đơn đặt hàng vàng mã lớn của thương lái từ Bắc chí Nam.

Đợt này, nhiều món hàng độc, siêu đắt được khách hàng mua để làm đồ cúng táo quân. Không hiếm khách hàng dám bỏ tiền triệu mua sắm vàng mã, ít thì vài chục đến vài trăm, nhiều từ vài triệu đến cả trăm triệu đồng".

 

{keywords}
Đại gia sẵn sàng chi trăm triệu để mua lễ cúng ông Công, ông Táo. Ảnh minh họa

Theo ông Hòa: “Những món hàng mã dành cho đại gia cũng được làm hoành tráng và cầu kì hơn. Mặc dù, chúng cũng chỉ để họ mua về đốt".

Ông Hòa kể: “Đợt vừa rồi có một đại gia ở Thái Nguyên thuê cả ô tô tải lên đây mua hàng, ông ta yêu cầu khắt khe như xe phải là siêu xe, to gần bằng cái ô tô thật và được làm bằng giấy thơm, cá chép phải to, giống như cá thật và ông ta sẵn sẵn chi cả trăm triệu để mua bằng được”.

Ông Hòa chia sẻ, trước đây, số người dám chi tiền triệu để mua sắm vàng mã chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhưng giờ, con số đó đã lên đến hàng trăm người. Thậm chí, có người từ miền Nam cũng đặt hàng ở nhà tôi cả bộ ba thần tài với giá hàng chục triệu đồng để về cúng Táo quân".

Chị Nguyễn Hải Anh chủ cửa hàng sản xuất và kinh doanh hàng mã tại làng Đông Hồ cho hay, mỗi năm vào dịp tháng 12 âm lịch, cơ sở của chị tiếp hàng trăm vị khách giàu có đến mua hàng. Họ mua nhiều đồ, toàn những đồ cao cấp và có mẫu mã đẹp, chất liệu tốt hơn những hàng còn lại. Không ít cảnh các gia đình đánh cả xe ô tô đến đây mua vàng mã với giá trị lên đến hàng chục triệu đồng về cúng ông công, ông táo.

 

{keywords}
Phố Hàng Mã cũng tấp nập cảnh mua sắm lễ. Ảnh KT

Không chỉ ở làng Đông Hồ tình hình buôn bán vàng mã cho giới nhà giàu mới tập nập ngay ở phố Hàng Mã, Hà Nội cũng rất nhộn nhịp khách mua trong những ngày này. Để đáp ứng nhu cầu đó, các tiểu thương sắm về hàng loạt các mẫu hàng mã đẹp, hợp với thị hiếu của giới giàu có.

Theo bà Nguyễn Nga, chủ cửa hàng ở phố Hàng Mã, Hoàn Kiếm (Hà Nội), mặt hàng nến vàng, tiền vàng được làm phong phú, đa dạng về mẫu mã và chủng loại, giá cả bình ổn. Năm nay, gia đình bà nhập thêm những bộ ông Công ông Táo được làm bằng chất liệu giấy bóng với hoa văn rõ nét, cách trang trí tinh xảo.

Còn theo chia sẻ của chị Minh (Hoàn Kiếm, Hà Nội), một người mua lễ ông công ông táo thì một bộ hàng “bình dân” đầy đủ chị sắm cho lễ năm nay cũng hết hơn 1 triệu đồng, nếu mua thêm các món hàng “công nghệ cao” sẽ phải hết thêm bằng đó tiền nữa. “Biết là tốn kém nhưng tôi thấy lòng mình thanh thản”, chị Minh nói.

Bài cúng ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Bài cúng ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Theo tục lệ, ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình Việt thường làm lễ tiễn ông Công ông Táo về trời. Bên cạnh những lễ vật, mâm cỗ, các gia đình cũng cần quan tâm tới văn khấn.

Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 2018

Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 2018

Ngày 23 tháng Chạp (ngày 23/12 âm lịch) hàng năm, các gia đình người Việt thường làm mâm cơm nhỏ, tiễn Táo quân lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ của gia chủ.

Thanh Hải