- Từng nghiện rượu và trầm cảm nặng trong suốt 12 năm nhưng bà Dukakis đã chiến thắng ngoạn mục nhờ công khai vấn đề của mình.

>> GLTT với phu nhân ứng cử viên TT Mỹ về chủ đề 'Vượt qua stress' 

Bà Kitty Dukakis cho hay, bà không chỉ là một chuyên gia về sức khỏe tâm thần mà còn là một vũ công đã dạy khiêu vũ trong 35 năm. Cha của bà là một nhạc sĩ, chơi violon và từng là một trong 5 thành viên trụ cột đầu tiên, rồi trở thành nhạc trưởng của dàn nhạc giao hưởng New York.

Bà Dukakis và chồng có 3 con với 8 đứa cháu. Cả hai mới đây đã kỷ niệm 50 năm ngày cưới và đều rất gắn bó với VN. Họ từng cảm thấy rất tức giận với nước Mỹ trước đây vì đã gây ra chiến tranh ở VN. Họ đã biểu tình rất nhiều và cho tới giờ vẫn không thể quên những gì đã trải qua. Đối với riêng bà Dukakis, đây là trải nghiệm đầu tiên về việc biểu tình. Cha bà, với tư cách là một nhạc sĩ, từng nói với con gái rằng: “Con có thể biểu tình và làm những gì mình muốn nhưng không được để bị bắt. Đó là điều cốt yếu”.

Bà Katharine (Kitty) Dukakis (thành viên Ủy ban Lương tâm và Giáo dục của chính phủ Obama/ phu nhân ứng cử viên TT Mỹ) đã đến Việt Nam và có cuộc giao lưu với độc giả VietNamNet. Bà Dukakis đã không ngại ngần thú nhận mình từng có 12 năm nghiện rượu và bị stress nặng. Và bây giờ bà đã là một nhà hoạt động để giúp đỡ những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Dưới đây là cuộc giao lưu của bà Dukakis với độc giả VietNamNet:

{keywords}
Bà Dukakis trong cuộc giao lưu với độc giả VietNamNet.

Nguyễn Thu Hiền (TP.HCM):
Ở VN ngày nay, tỉ lệ rối loạn tâm thần có dấu hiệu tăng gấp đôi. Theo bà, nó phản ánh những vấn đề gì trong cuộc sống XH?

Bà Dukakis: Hiện tượng này không chỉ có ở VN mà là vấn đề nước Mỹ và các quốc gia khác cũng đang phải đối mặt. Đây là một trong những nguyên nhân tôi muốn lên tiếng công khai: Tôi đã chữa trị căn bệnh rối loạn tâm thần của mình thành công nhờ một quá trình gọi là Liệu pháp chạy điện (Electroconvulsive Therapy - ECT). Cách đây 15 năm, phương pháp này gần như có tác dụng đảo ngược ngay lập tức với chứng trầm cảm của tôi, trong khi các phương pháp khác như dùng thuốc, liệu pháp trò chuyện, … đều không giúp được gì. Người đã chữa trị cho tôi bằng phương pháp ECT là một bác sĩ đến từ nước Anh. Ông tiết lộ đã phát hiện ra tác dụng mạnh mẽ của liệu pháp này khi tham gia nhóm điều trị bệnh nhân bằng ECT mới 2 tháng ở Mỹ.

Nhiều bệnh nhân rối loạn tâm thần sẽ gánh chịu các hậu quả vô cùng tồi tệ nếu không được chữa trị. Một vài người trong số họ thậm chí còn tìm cách tự tử. Đó là một bi kịch. Tôi cảm thấy mình và nhiều người khác ở Mỹ may mắn vì đã được chữa trị và phương pháp ECT tỏ ra hiệu quả ngay từ đầu. Tôi trải qua chu trình điều trị một lần mỗi tháng, hầu hết ở Boston và cả ở Los Angeles.

Bà có nghĩ xu hướng này phản ánh vấn đề xã hội nào đó?

{keywords}

Không, tôi là một nhà hoạt động xã hội chuyên về vấn đề nhập cư và người tị nạn. Tôi đã bắt đầu bằng việc dạy nhảy và tiếp xúc với những người tị nạn và nhập cư từ khắp nơi trên thế giới. Chuyến đi đầu tiên của tôi là nhằm xác định và giúp đỡ trẻ em diễn ra vào năm 1982 khi tôi tới các trại tị nạn ở biên giới Thái Lan - Campuchia. Tại đây, tôi đã tiếp xúc với 250 đứa trẻ mất toàn bộ gia đình. Tất cả những đứa trẻ này khi biết có thể tin tưởng tôi đã tới Massachusetts và tôi đã có thể giúp họ xuất cảnh. Ngài đại sứ vốn cũng là người sống sót qua nạn diệt chủng người Do Thái nên cá nhân tôi đã nói với ông rằng ông phải giúp đỡ những đứa trẻ này ra đi. Chị của một trong những đứa trẻ ấy là thủ lĩnh của một cộng đồng ở Campuchia. Cô ấy phát hiện mình vẫn còn một đứa em trai còn sống sót 14 tuổi. Cô ấy đã tìm cách tiếp cận tôi và chồng bằng cách chặn chiếc xe hơi có gắn biển tên nhà Dukakis dành cho ứng viên tổng thống và thống đốc bang. Sau đó cô ấy nhờ một người làm việc cho chồng tôi dẫn đến trụ sở chính quyền bang Massachusetts và gặp tôi ở đó, trình bày rồi nhờ giúp tìm lại đứa em trai thất lạc. Tuần tiếp theo đó, chúng tôi đã quay trở lại trại tị nạn ở biên giới Thái Lan – Campuchia và giúp cô tìm được em trai. Cậu bé bày tỏ mong muốn được trở thành bác sĩ. Chúng tôi đã đưa cậu và những đứa trẻ khác tới Mỹ, cho đi học và trở thành nhân viên y tế, rồi làm việc tại bệnh viện. Bác sĩ hướng dẫn nói cậu là trợ lý bác sĩ tốt nhất ở bệnh viện. Tại nơi làm việc, cậu ấy là người duy nhất nói được tiếng Khmer và có thể nói chuyện với hàng ngàn người Campuchia không nói được tiếng Anh. Tôi và chồng – Micheal rất quý cậu ấy và hứa sẽ giúp tổ chức đám cưới cho cậu ấy và cô bạn gái người Lào.

Quay trở lại với vấn đề của tôi, tôi biết một thực tế quan trọng là những người bị trầm cảm và e sợ phải nói ra điều đó vì sợ làm xấu hổ gia đình. Bằng cách lên tiếng công khai, tôi đã giúp họ đi đến quyết định tìm kiếm sự chữa trị để cải thiện tình trạng bệnh cho tốt hơn.

Tôi chắc chắn rằng một phần của nỗi đau và chứng trầm cảm bắt nguồn từ những gì xảy đến với bạn ở đây và điều đó vẫn tiếp tục xét về khía cạnh nào đó. Thực tế là, nếu những người này không được giúp đỡ hay được chữa trị thì cuộc sống của họ bị hủy hoại. Đó là bi kịch. Tôi đã viết một cuốn sách cùng Lary Tye có nhan đề “Shock: The Healing Power of Electroconvulsive Therapy” (“Cú sốc: Nguồn chữa trị từ Liệu pháp chạy điện”). Và rất nhiều bác sĩ đã nói với tôi rằng cuốn sách đã tạo ra sự khác biệt đối với cuộc sống của hàng ngàn người khác và điều đó khiến tôi cảm thấy tốt đẹp hơn nhiều khi công khai căn bệnh của mình.

Nguyễn T. Phương (Hà Nội):
Gần đây, tỉ lệ tự tử, đặc biệt của trẻ tuổi teen ở Việt Nam, tăng cao bất chấp nhiều cảnh báo. Thưa bà, đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

{keywords}

Tôi nghĩ là rất nhiều người trong số họ chưa bao giờ được mời tới để nói về nỗi đau, sự mất mát (như gia đình, bố mẹ) và những gì phải chịu đựng hay các khó khăn, trở ngại về tâm thần. Nếu họ không nói ra, không được chia sẻ, giúp đỡ thì tình hình sẽ trở nên tồi tệ. Trẻ tuổi teen có thể phải chữa trị tới 17, 18 tuổi. Chương trình giáo dục mở rộng của chúng tôi hiện chưa tới VN và tôi hy vọng ở đây sẵn có các phương tiện hỗ trợ các em. Tôi hy vọng các bạn trẻ Việt Nam hiểu biết về căn bệnh (rối loạn tâm thần) và tìm được những cách đơn giản để giải tỏa căng thẳng tâm thần và chữa trị để cải thiện cuộc sống của mình và không phải gánh chịu điều gì nữa.

Tôi hy vọng một ngày nào đó có thể trở lại VN. Một trong những việc tôi có thể làm là hỗ trợ việc điều trị. Những người đã được chữa trị thành công có thể trò chuyện với các bệnh nhân khác, những người e sợ nói về vấn đề của mình và không hề biết gì về căn bệnh. Điều đó có thể tạo ra khác biệt rất lớn. Chúng tôi hy vọng có thể làm được điều đó ở các nơi khác, chẳng hạn như VN.

Ngày mai tôi sẽ có cuộc trò chuyện với các bác sĩ về lĩnh vực chuyên môn của họ cũng như những trách nhiệm của họ đối với việc điều trị các bệnh nhân. Trẻ vị thành niên đôi khi gặp phải các vấn đề kinh khủng, không giống của người lớn. Và các bác sĩ cần phải được đào tạo để chữa trị cho những bệnh nhân cá biệt như thế.

Nếu không có chuyên gia giúp đỡ, đó sẽ là điều kinh khủng đối với cả trẻ vị thành niên và người lớn. Bởi vì tôi năm nay 76 tuổi và tôi bắt đầu được giúp đỡ chữa trị từ năm 65 tuổi.

Trần Ngọc Anh (Hà Nội):
Đối với việc tự tử của trẻ tuổi teen, bà có nghĩ một phần do tâm lý lứa tuổi?

Bà Dukakis: Tôi nghĩ là có sự kết hợp của nhiều yếu tố. Tôi không phải là bác sĩ (nên không thể nói chính xác).

Về kinh nghiệm cá nhân, tôi chưa bao giờ tìm cách tự tử. Tuy nhiên, căn bệnh trầm cảm khiến tôi ốm bệnh đến mức không thể làm các công việc xã hội. Nhưng tôi đã có thể chia sẻ với mọi người về mức độ tiêu cực của căn bệnh gây ra với mình và việc đó đã tạo ra một khác biệt rất lớn.

{keywords} 

Và điều các bạn vừa làm trong những giây phút vừa qua là thuyết phục tôi rằng có rất nhiều việc cần phải làm ở VN. Sắp tới tôi sẽ có cuộc nói chuyện về sức khỏe tâm thần đối với các bạn sinh viên đại học theo lịch trình làm việc của chồng tôi - Michael.

Lê Thị Thúy Hằng (Hưng Yên):
Ở VN, tỉ lệ người bị stress hiện nay là 1/12. Tỉ lệ này ở Mỹ là bao nhiêu ạ?

Bà Dukakis: Tôi không chắc lắm về tỉ lệ người bị stress tại Mỹ nhưng tôi biết có một số lượng lớn người đang đối mặt với các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Michael và tôi đã trò chuyện với 2 người hàng xóm tuyệt vời. Họ đều được sinh ra ở Mỹ. Một trong số đó có cha mẹ là người nhập cư gốc Hàn Quốc và hiện là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ. Người còn lại gốc Việt. Họ có hai đứa con gái sinh đôi. Tôi thường xuyên gặp họ và dễ dàng mường tượng ra giọng họ gọi tôi “Kitty! Kitty” ở sân sau. Bạn không tưởng tượng họ vui đến thế nào khi biết tôi sẽ đến Việt Nam.

Có rất nhiều việc cần phải làm ở đây, VN. Tôi muốn thảo luận với một số bác sĩ và nhà hoạt động xã hội, những người có thể tạo ra sự khác biệt. Để có thể giúp đỡ, bạn cần phải có chương trình chữa trị, hiểu biết nhất định về các bạn trẻ cũng như người lớn mới có thể tạo ra sự thay đổi trong cuộc sống của họ.

Phan Ngọc Mai (Hà Tĩnh):
Ở Mỹ, xã hội đã làm thế nào để giúp đỡ những người bị trầm cảm và stress?

Bà Dukakis: Tôi nghĩ những gì xảy ra là, khi bạn nhận được sự giúp đỡ của nhiều người, điều đó sẽ chỉ ra rằng nó có thể làm thay đổi cuộc đời của bạn, giống như của tôi cũng như của hàng ngàn người khác. Vì vậy, có rất nhiều việc phải làm ở đây và nếu một số bác sĩ không được đào tạo về phương pháp ECT, điều đó sẽ không được thực hiện.

Tôi có ý định xuất bản cuốn sách của mình tại Việt Nam nhưng kế hoạch này có thể thất bại vì tôi đã già rồi, chồng tôi năm nay 80 tuổi còn tôi bước sang tuổi 76. Chúng tôi còn có 8 đứa cháu.

Lê Thu Thủy (Hà Nam):
Được biết bà bị chứng nghiện rượu và trầm cảm nặng trong 12 năm…Vì sao vậy?

Bà Dukakis: Đúng vậy, có rất nhiều thứ xảy ra và tôi biết có nhiều người bị trầm cảm cũng đã tìm tới rượu cồn như tôi nhằm cố gắng giải thoát.

Thái Việt Hùng (Hoàng Mai, Hà Nội):
12 năm nghiện rượu, để từ bỏ nó không phải là điều đơn giản. Động cơ nào giúp làm được điều đó?

Bà Dukakis: Người cha nhạc sĩ của tôi từng nói: “Làm sao con có thể nghiện rượu được cơ chứ khi con là phụ nữ và lại là một người Do Thái?”. Tuy nhiên, cả 2 thực tế đó đều đúng và có thực.

Tôi nói với cha mình rằng: “Cha cần phải tới một cuộc họp với con và trực tiếp hiểu được các lợi ích mà con nhận được khi là một phần của cộng đồng nghiện rượu”. Họ đã giúp đỡ tôi cũng như những người khác. Tôi có một người cháu gái giúp đỡ mình từ cách đây 10 năm. Tôi nhận sự giúp đỡ của cháu thông qua việc lan truyền những lời kêu gọi. Tôi ở California còn cháu ở Massachusetts. Chúng tôi đã có thể đưa cộng đồng y bác sĩ nhập cuộc và xây dựng chương trình hỗ trợ. Điều vô cùng quan trọng đối với chúng tôi là có thể nói ra vấn đề và mong muốn của mình và cháu gái tôi là một ví dụ điển hình. Cháu tôi có 3 người con, trong đó có 1 đứa mắc một chứng bệnh rối loạn tâm thần. Con bé đã giúp con chữa bệnh và hiện giờ chúng đều phát triển tốt. Bản thân cháu tôi hiện là một lãnh đạo của AIA và hiện giúp đỡ những người cần sự hỗ trợ của họ.

Nhiều lần, trong các cuộc gặp gỡ của cộng đồng nghiện rượu, các thành viên đã bắt đầu nói về sự trầm cảm của mình và đó là một phần cuộc sống của họ và họ cần sự giúp đỡ. Những người như tôi và cháu gái tôi sẽ làm mọi thứ có thể để giúp đỡ họ. Và đó là những gì chúng tôi vẫn và luôn luôn thực hiện tại Mỹ.

Nguyễn Vân Hà (Sài Gòn):
Là một người nổi tiếng, bà nghĩ gì công khai vấn đề của mình? Bà không sợ danh tiếng bị ảnh hưởng?

Bà Dukakis: Bởi vì tôi biết rằng tôi có thể tạo sự chuyển biến trong cuộc đời của những người khác nếu như tôi nói thành thật về bản thân mình và tình trạng của mình. Và bởi vì tôi là người có tiếng tăm ở Massachusetts và ở Mỹ thì mọi người sẽ lắng nghe, về ECT, về các phương pháp chữa trị. Tôi đang nỗ lực hết sức để những người cần sự giúp đỡ sẽ được giúp đỡ.

VietNamNet