- Năm 1943, tại Chợ Lớn xuất hiện một thanh niên chỉ mới 20 tuổi, anh đến Việt Nam từ tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) và định cư tại Chợ Lớn với nghề nghiệp không ổn định.

Nhưng từ hai bàn tay trắng người thanh niên này đã tạo dựng một cơ nghiệp đồ sộ. Đó là tỉ phú ve chai, ông Lâm Huê Hồ.

Bán cái gì người muốn mua, mua cái gì người muốn bán

Những ngày đầu ở Chợ Lớn, Lâm Huê Hồ phải bươn chải khắp nơi để kiếm miếng ăn. Việc gì cũng làm, bao nhiêu tiền cũng được, Lâm chấp nhận tất cả để có thể qua ngày. 

Lâm cũng đã từng quảy gánh đi rong khắp hang cùng ngõ hẻm để mua phế liệu về cân lại cho vựa. Cái nghề tuy rất lam lũ, nhưng cũng giúp ông kiếm được miếng ăn qua ngày. 

Trong những ngày lang thang đây đó, Lâm lại gặp được người con gái có tên là Huỳnh Hương, cũng thuộc dạng tha hương cầu thực như mình.

{keywords}
Những người mua bán ve chai đang lựa hàng bên vệ đường. Đây cũng là hình ảnh của Lâm Huê Hồ trong những ngày mới sang Việt Nam.

Cả hai người đến với nhau bằng một đám cưới đơn sơ giản dị. Không một người thân thích bởi chính Lâm cũng không biết nơi cố quốc cha mẹ mình còn sống hay chết. Phía Huỳnh Hương bất hạnh hơn, cô mất cả cha lẫn mẹ ngay từ tấm bé.

Nhờ một người đồng hương có cơ sở kinh doanh lúa gạo nhận vào làm công, vợ chồng ông có một một cuộc sống tằn tiện. Nhìn ông, tóc hớt cua, khuôn mặt gầy và nặng vẻ đăm chiêu. Đôi mày ông luôn chau lại nhìn rất khắc khổ, bần hàn. Vợ ông, bà Huỳnh Hương cũng chẳng sang trọng gì hơn.

Cuộc sống cứ thế vươn lên. Vài năm sau, vợ chồng Lâm tích lũy được chút vốn có thể mở được một tiệm tạp hóa nhỏ nhỏ. Từ tiệm tạp hóa này, chỉ trong vài năm, đến năm 1958 vợ chồng ông âm thầm gầy dựng nên một chuỗi tiệm tạp hóa có mặt khắp Chợ Lớn. 

Vốn liếng bây giờ đã khá nhưng không ai có thể đoán được ông có bao nhiêu tiền vì bản tính rất kín kẽ.

Lúc này Lâm nhớ lại quãng thời gian mới qua Việt Nam phải mưu sinh đi bằng gánh ve chai. Cái nghề vất vả nhưng một vốn lại được tới 10 lời. Vì thế, không lâu sau đó Lâm tiếp tục mở một cơ sở thu mua phế liệu. Lần này, không phải quảy gánh lê la trong hang cùng ngõ hẹp mà chính mình đứng ra làm chủ.

Ông thu mua tất cả những gì mà người ta không dùng nữa. Ông có cả một đội quân chuyên sàng lọc những mặt hàng rồi cho tân trang lại như hàng mới, nhưng giá lại rẻ hơn khiến những người có thu nhập thấp có thể với tới. Tiếng là rẻ nhưng so với giá mua vào công với tiền công tân trang, giá bán ra có thể gấp 10 lần. Cũng có những mặt hàng tương đối cần thiết, mức lãi có thể lên đến vài chục lần so với giá mua.

Cuộc sống của vợ chồng ông bây giờ đã khá thoải mái nếu không muốn nói là quá phong lưu. Thế nhưng, nhìn bề ngoài cả 2 vợ chồng vẫn cứ "lùi xùi" như những ngày còn cơ nhỡ. Ông bà không màng đến bề ngoài và chỉ tâm niệm: "Bán cái gì người muốn mua, mua cái gì người muốn bán" làm phương thức kinh doanh.

Bài học đầu đời

Công cuộc làm ăn của Lâm Huê Hồ ngày càng phát đạt. Vẫn "bán cái gì người muốn mua, mua cái gì người muốn bán" nhưng bây giờ cái mua và cái bán phải là những thứ có giá trị lớn. Ông không còn thu mua những thứ nhỏ nhặt nữa mà quay sang tìm mua phế liệu như sắt, thép được quân đội thanh lý.

Sau vài lần trót lọt, Lâm cứ ngỡ dễ ăn. Theo An ninh thế giới, tháng 7/1956, Lâm được một người thợ sửa xe giới thiệu với viên chỉ huy Hải đoàn 24, trú đóng tại Cát Lái. Nơi đây đang có một số phế liệu lớn cần bán. Vừa mới nhìn thấy Lâm - áo quần lam lũ, vẻ mặt khổ sở - viên chỉ huy đã tỏ vẻ không tin Lâm đủ sức mua. 

Hiểu ý, Lâm dúi vào tay một phong bì dày cộm, viên chỉ huy nở nụ cười và đồng ý bán hơn 30 tấn sắt, gần 400 kg vừa nhôm, vừa đồng với giá 40.000 đồng, một số tiền rất lớn thời bấy giờ.

{keywords}
Một vựa ve chai. Trước khi giàu có, cũng có thời gian Lâm làm chủ vựa.

Ba chiếc xe tải loại 6 tấn được đưa đến để chở hàng về kho. Tuy nhiên, ngay chuyến đầu vừa đến phạm vi Thủ Đức, quan thuế chặn lại tịch thu vì giấy tờ mua bán không hợp lệ. Sau đó Lâm phải tốn thêm một số tiền để lo lót tránh bị tù tội.

Chuyến làm ăn lớn đầu tiên bị thất bại không làm cho Lâm nản chí. Ông bỏ thời gian ra tìm hiểu cách thức làm ăn với các quan chức chính quyền thời đó. Cuối cùng ông ngộ ra, mình chưa đủ sức buôn bán các mặt hàng quân sự.

{keywords}
Chợ lạc-xoon, tiếng lóng để gọi loại chợ chuyên bán các loại hàng mua từ ve chai về tân trang bán lại. Lâm đã bán hàng lạc xoon này nhiều năm trước khi thành triệu phú. Chợ trong ảnh trên đường Nguyễn Kiệm P. 4 Q. Phú Nhuận TP.HCM)

Từ đó, ông giao chuỗi cửa hàng tạp hóa cho vợ quản. Còn ông bỏ thời gian đi lân la làm quen với các giới chức từ nhỏ đến lớn. Những cuộc đãi đằng nhậu nhẹt, được Lâm tận dụng để lấy lòng. Cuối cùng, một vài nhân vật cộm cán được ông mời hùn hạp. Dĩ nhiên không cần phải bỏ tiền, chỉ cần cái gật đầu đồng ý là mọi việc được Lâm lo tất.

Nhưng bản tính cẩn thận, Lâm Huê Hồ vẫn cứ lầm lũi buôn bán phế liệu dân sự, chờ thời. Lúc này gia sản ông đã lớn, ngoài tiền lên đến bạc triệu, ông còn 2 căn nhà đồ sộ tại 70 Trần Chánh Chiếu và 12 Trần Thanh Cần.

Bỏ hết sản nghiệp, tỷ phú Sài Gòn bất ngờ về quê ở ẩn

Bỏ hết sản nghiệp, tỷ phú Sài Gòn bất ngờ về quê ở ẩn

Năm 1960, tỷ phú Nguyễn Văn Hảo tròn 70 tuổi. Khi công việc kinh doanh vẫn đang thuận buồm, xuôi gió, ông Hảo bất ngờ giao hết lại cho vợ con, về quê nhà ở Càng Long, Trà Vinh mua đất xây chùa.

Tỷ phú Sài Gòn vung nghìn vàng nuôi mỹ nhân và cái kết bất ngờ

Tỷ phú Sài Gòn vung nghìn vàng nuôi mỹ nhân và cái kết bất ngờ

Từ lúc khởi nghiệp đến lúc trở thành tỉ phú, triết lý sống của Trần Thành là cần kiệm và tránh xa những chốn ăn chơi. Có 3 thứ mà ông luôn giữ mình không léo hánh tới là rượu chè, cờ bạc và phụ nữ. Thế nhưng...

Đám tang 'ông trùm' Sài Gòn: Ai đến viếng cũng mời bia, tặng tiền

Đám tang 'ông trùm' Sài Gòn: Ai đến viếng cũng mời bia, tặng tiền

Ngày 14/5/1927, ông Quách Đàm qua đời tại tư gia ở số 114, đại lộ Gaudot, Chợ Lớn, thọ 65 tuổi. Một đám tang lớn chưa từng có đã diễn ra ở Sài Gòn.


(Còn nữa)

Trần Chánh Nghĩa