Từng được biết đến với biệt danh “thần đồng”, cô bé Zhang Yiwen (13 tuổi) lại không có cuộc sống hạnh phúc đúng nghĩa vì kỳ vọng quá lớn của cha mẹ, theo Sina.

Năm 2016, khi mới 9 tuổi, Yiwen (Thương Khâu, tỉnh Hà Nam) gây xôn xao dư luận Trung Quốc khi trở thành thí sinh nhỏ tuổi nhất tham gia kỳ thi đại học gaokao vốn nổi tiếng khốc liệt ngay cả với người lớn.

Kỳ thi năm đó, số điểm của cô bé không đủ đỗ. Một năm sau, cha mẹ của Yiwen quyết tâm cho con gái dự thi lần hai.

Lần này, Zhang Yiwen đạt số điểm cao, đỗ vào Trường Kỹ thuật Điện tử và Thông tin của Học viện Công nghệ Thương Khâu.

Than dong 10 tuoi da do DH khong tuoi tho, khong duoc den truong hinh anh 1 10002.jpg
Than dong 10 tuoi da do DH khong tuoi tho, khong duoc den truong hinh anh 2 12000.jpg

Zhang Yiwen từng khiến du luận Trung Quốc nổ ra tranh cãi khi mới 10 tuổi đã đỗ đại học. Nguyên nhân cốt lõi nằm ở chỗ cha mẹ bắt con gái học vượt. Ảnh: qq.

Tại thời điểm đó, công chúng dành nhiều lời khen ngợi đến nữ sinh mới chỉ vừa học hết tiểu học đã vượt qua kỳ thi có tính cạnh tranh gay gắt. “Thần đồng”, “Thông minh vượt bậc” là những mỹ từ mà nhiều người dành tặng cho cô bé 10 tuổi.

Dư luận càng ngạc nhiên hơn khi cha mẹ cô bé tiết lộ Yiwen chưa từng đến trường và tự học ở nhà dưới sự hướng dẫn của phụ huynh. Lý do chính nằm ở việc họ cảm thấy giáo dục ở trường có quá nhiều sai sót.

"Tôi cảm thấy một giáo viên không thể nào có đủ khả năng dạy dỗ, theo sát một người trong một lớp đông học sinh như thế. Con gái tôi đã học hết kiến thức phổ thông với số điểm xuất sắc về tiếng Trung, tiếng Anh, toán học”, ông Zhang Mintao, cha của cô bé, chia sẻ với truyền thông vào năm 2017.

Sau khi con gái nhỏ tuổi đỗ đại học, cha mẹ tiếp tục nuôi hy vọng cô bé học hết chương trình đại học 4 năm chỉ trong 3 năm và chuyển sang một trường khác để lấy bằng tiến sĩ.

Tuy có thành tích ấn tượng, phương pháp nuôi dạy con của gia đình không được số đông ủng hộ. Nhiều cư dân mạng phê phán lối dạy này khiến Yiwen không biết cách giao tiếp với người xung quanh, gây ra rào cản rất lớn cho việc hòa nhập của cô bé ở trường học.

Than dong 10 tuoi da do DH khong tuoi tho, khong duoc den truong hinh anh 3 912.jpg

Vóc dáng nhỏ bé mới chỉ 1,4 m khi nhập học đại học của cô bé thần đồng so với các bạn bè cùng lớp. Ảnh: Sohu.

Theo các chuyên gia giáo dục, Yiwen chắc chắn thông minh và có tố chất, nhưng việc bỏ qua nền giáo dục cơ bản là điều nguy hại. Hệ thống giáo dục vốn được thiết kế cung cấp đủ thời gian cho học sinh lớn lên và trưởng thành.

Tất yếu, một cô bé đi học đại học khi mới chỉ 10 tuổi vấp phải nhiều khó khăn khi các bạn chung lớp đều gấp đôi tuổi. Vóc dáng nhỏ bé, vốn sống quen trong vòng tay cha mẹ, Yiwen hiếm khi dám tự làm điều gì một mình mà phải có bạn cùng phòng đi cùng.

Chưa kể, các vấn đề ở tuổi trưởng thành mà các sinh viên thường trải qua, cùng nhau bàn luận cũng là điều quá xa vời với một bé gái mới lớn.

Trên thực tế, các tài năng nhí, có trí thông minh vượt trội ngay từ khi nhỏ tuổi nhưng lại sống dưới sức ép nặng nề của cha mẹ, thường không có một tuổi thơ trọn vẹn và lớn lên lại gặp nhiều khó khăn hơn so với những người bình thường khác.

Hầu hết thần đồng đều học nhảy lớp, không có môi trường thuận lợi và đủ thời gian để kết bạn. Những người có cùng trình độ hiểu biết lại trưởng thành hơn về tâm lý nên ở mọi môi trường, thần đồng hiếm khi được tiếp nhận và đối xử như những người bạn.

Chỉ số thông minh cao, các tài năng nhí dễ bị ép trưởng thành sớm, tiếp cận những vấn đề vượt qua độ tuổi. Điều này dẫn đến việc thiếu hụt các kỹ năng mềm. Đây cũng là lý do khiến họ khó thành công trong sự nghiệp hay trải qua cuộc sống thuận lợi.

Xem thêm: Bất chấp lệnh cấm, người dân Philippines đổ xô ra chợ mua sắm

Dù có lệnh giữ khoảng cách tối thiểu 2 m, nhiều người dân vẫn bất chấp đứng san sát trước cổng một khu chợ, chờ đến giờ mở cửa để vào mua sắm tại một thành phố ở Philippines.
Thần đồng 9 tuổi tốt nghiệp đại học, chuẩn bị học tiến sĩ

Thần đồng 9 tuổi tốt nghiệp đại học, chuẩn bị học tiến sĩ

Một thần đồng đến từ Bỉ đang chuẩn bị lấy bằng cử nhân ở tuổi lên 9. Gia đình dự định cho em học tiếp tiến sĩ và sẵn sàng nuôi dưỡng mọi đam mê của em.

Theo Zing/ Theo Sohu