{keywords}
Bãi đậu xe về đêm tại một trạm nghỉ ven đường ở Nhật Bản.

 

Gia đình 3 thế hệ cùng sinh sống trên một chiếc xe ô tô suốt một năm. Nghe có vẻ không tưởng nhưng lại là sự thật đang diễn ra trên đất nước Nhật Bản. Ba người, một người bà, một người con gái và một cháu trai, đã sống trên một chiếc xe khách hạng nhẹ trong suốt một năm. Và điểm dừng của chiếc xe này trong suốt thời gian dài là những trạm nghỉ ven đường.

29% trạm nghỉ ven đường có người sinh sống trên ô tô

Trong một cuộc khảo sát 1160 trạm dừng chân ven đường trên khắp Nhật Bản, phóng viên tìm ra những chiếc xe với cư dân sinh sống trên đó xuất hiện tại 335 nơi (chiếm 29%) số trạm nghỉ ven đường trên toàn quốc.

Nửa đêm, khi các cửa hàng và nhà ăn đã đóng cửa, chỉ cần để ý kỹ người qua đường liền có thể nhận ra một số chiếc xe khác biệt hẳn với những xe còn lại trong bãi đậu xe. Kính chắn gió trước xe luôn bị che kín để khó có thể nhìn vào từ bên ngoài.

Hàng ghế sau bày đầy đủ các vật dụng cần thiết hàng ngày. Hơn nữa, không chỉ có một hay hai chiếc xe như thế này. Chỉ trong một ngày, tại trạm dừng chân Saitama đã có gần 10 chiếc ô tô như thế này nối đuôi nhau qua lại.

Vậy tại sao họ chọn sống trong ô tô? Và họ đã sống kiểu gì cho đến thời điểm này?

{keywords}
Mỗi ngày, trạm dừng chân ở Saitama đón gần 10 chiếc xe với cư dân sống bên trong.

Một người đàn ông 66 tuổi tại một trạm ven đường ở tỉnh Gunma chia sẻ. Ông đã sống trên xe khoảng 1,5 năm. Ông làm nghề lái xe tải đường dài hơn 30 năm nhưng đã mất việc. Không có tiền tiết kiệm, lương hưu của ông được khoảng 100.000 yên (khoảng 22 triệu đồng) mỗi tháng. Không có gia đình người thân để nương tựa, ông đã không thể trả tiền thuê nhà và bắt đầu sống trong xe ô tô.

“Trong một năm rưỡi qua, tôi đã giảm được gần 30 ký”.

Nội thất trong xe ngăn nắp, có một cái ghế ngồi và một cái túi ngủ ở băng ghế sau, đó là "phòng ngủ và phòng khách". Ông nói: “Ngủ không được duỗi chân”. Bếp cassette, nồi, gia vị, v.v. được đặt trên bệ chất hàng phía sau. Đôi khi ông tự nấu cơm, đôi khi ông mua ramen ở siêu thị về nấu.

Giữa lúc cuộc sống khó khăn, ông đã từng nộp đơn lên Tòa Thị chính xin hưởng phúc lợi. Tuy nhiên, đơn của ông bị bác bỏ bởi ông vẫn còn một chiếc ô tô là tài sản. Nếu ông bán đi xe, ông sẽ được nhận phúc lợi. Nhưng mọi thứ không đơn giản như vậy khi chiếc xe không chỉ là “nhà”, là phương tiện quan trọng đi lại quanh thành phố, mà còn là nơi cất giữ những kỷ niệm về người vợ quá cố của ông.

Cuộc sống của những người phụ nữ trên xe

Tại một trạm dừng chân ở Hokuriku, nơi mùa đông hàng năm tuyết rơi dày hơn 30cm, một người phụ nữ 40 tuổi bắt đầu cuộc sống trên chiếc xe khách hạng nhẹ đã 3 năm. 

Để tránh thu hút sự chú ý khi đậu xe tại một chỗ trong một thời gian dài, vào ban ngày, cô dành thời gian ở bãi đậu xe của một công viên gần đó, và vào ban đêm, cô lái xe quay trở lại trạm ven đường. Gần bình minh, cô lại đi đến công viên.

“Tôi đã sống một ngày độc đáo như vậy đấy". Người phụ nữ không nói nhiều về vấn đề này, mặt khác, cô chia sẻ lý do khi chọn nơi đậu xe là trạm nghỉ ven đường. “Tôi muốn qua đêm ở một nơi sáng sủa, an toàn và dễ quan sát”.

Một ngày của một người phụ nữ ở độ tuổi 40 chỉ diễn ra quanh một chiếc xe, hoặc công viên gần đó, hoặc trong nhà vệ sinh ở trạm dừng chân.

{keywords}
Nội thất để ngủ nghỉ trong xe

Không chỉ có hai câu chuyện trên, còn rất nhiều các câu chuyện về cuộc sống nay đây mai đó của những người Nhật vô gia cư phải sống trên chiếc xe của mình. Một người đàn ông bắt đầu sống trong xe hơi sau khi bị mất việc làm, nhưng giấy kiểm định xe hơi của anh đã hết hạn khiến anh không thể ra khỏi trạm nghỉ ven đường.

Người đàn ông bị bệnh đang sống trong một chiếc xe hơi ở một trạm dừng chân ven đường gần bệnh viện vì anh ta không thể trang trải viện phí.

Thất nghiệp, bệnh tật,... đã đẩy nhiêu người vào cuộc sống chỉ hơn những người vô gia cư một chiếc xe hơi làm mái nhà.

{keywords}
Chiếc xe đón bình minh trước khi di chuyển tới công viên
Trẻ con Nhật Bản kém hạnh phúc

Trẻ con Nhật Bản kém hạnh phúc

Trẻ con Nhật Bản được xếp hạng gần cuối về chỉ số hạnh phúc trong số 38 quốc gia phát triển do mức độ không hài lòng với cuộc sống và tự tử cao, một báo cáo của UNICEF cho hay.

Diệu Linh (Theo NHK)