{keywords}
Nhà sư Yogetsu Akasaka, 37 tuổi, đam mê âm nhạc từ nhỏ.

Đam mê “beatbox”, nhà sư người Nhật Bản Yogetsu Akasaka đã kết hợp thể loại âm nhạc trẻ trung này với những bài tụng kinh để tạo nên một thứ âm thanh thật đặc biệt. Những bài tụng kinh kết hợp với beatbox của thầy Akasaka đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng, đặc biệt là các phật tử.

Nhà sư Akasaka, 37 tuổi trước khi xuất gia từng làm việc cho một công ty âm nhạc ở tỉnh Fukushima, đông bắc Nhật Bản. Sư thầy này cũng từng có thời gian đi hát rong ở nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ và Australia.

Hiện sống ở Tokyo, thầy Akasaka chơi guitar từ khi còn là thiếu niên và trở thành một nghệ sĩ beatbox vào những năm 20 tuổi. Từ năm 2009, vị sư thầy bắt đầu kết hợp beatbox với các loại âm nhạc. Dần dần, thầy Akasaka thử nghiệm kết hợp beatbox với kinh Phật.

“Sau khi trở về từ khoá tu ở chùa, tôi đã nghĩ rằng tôi lại muốn quay lại làm âm nhạc, nhưng tôi muốn làm gì đó vừa với tư cách tu sĩ vừa với tư cách một nhạc công”.

Ý tưởng tụng kinh trên nền nhạc beatbox được nảy ra từ đó.

“Tôi thấy sợ bởi vì chưa ai từng làm như thế. Nó vượt ra khỏi truyền thống. Nhưng tôi chỉ muốn thử, và tôi thấy nó thực sự ổn. Từ đó, tôi nghĩ rằng nên làm cho người khác nghe. Khi tôi chơi cho mọi người nghe, họ rất thích”.

Từ đó, thầy Akasaka không chỉ biểu diễn âm nhạc của mình ở các sự kiện tôn giáo, mà còn được mời tới các lễ hội âm nhạc, hội nghị, sự kiện của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có những sự kiện đã huỷ bỏ màn biểu diễn của thầy Akasaka.

Hiện tại, vị sư thầy vẫn luyện tập tụng kinh kết hợp beatbox hằng ngày nhưng thầy cũng bận rộn với những nhiệm vụ khác của một tu sĩ. “Âm nhạc với tôi còn hơn là một thú vui, nhưng nó cũng không phải là sứ mệnh chính trong cuộc sống của tôi”.

{keywords}
Thầy Akasaka trong một buổi biểu diễn

Trong video biểu diễn được chia sẻ rộng khắp trên mạng xã hội, thầy Akasaka chơi nhạc trong bộ trang phục thường được mặc trong đám tang. Vị sư thầy cho biết, sự hưởng ứng của dư luận đã tạo động lực để thầy tiếp tục làm việc này. “Trong tương lai, tôi muốn biểu diễn bài đó ở một đám tang thực sự nếu được mọi người chấp nhận”.

Thầy Akasaka chia sẻ rằng rất bất ngờ trước sự quan tâm của mọi người, khi những video không chỉ được lan truyền ở các nước châu Á, mà còn lan sang cả Mỹ và châu Âu.

Kể từ khi được nhiều người theo dõi, thầy Akasaka bắt đầu phát trực tiếp màn biểu diễn của mình bằng tiếng Anh, bởi vì chỉ có khoảng 20% người theo dõi thầy là người Nhật.

Vị sư thầy cũng cho rằng, việc âm nhạc của mình được chia sẻ rộng rãi thời gian qua một phần là do bối cảnh dịch bệnh Covid-19 trên khắp thế giới. “Thời gian qua, mọi người đi ra ngoài ít hơn và tìm kiếm một sự an ủi về tinh thần nhiều hơn. Tôi chắc rằng, mọi người đang đi tìm một sự chữa lành và ít đau khổ hơn. Họ cũng nói với tôi rằng họ thường nghe âm nhạc của tôi trước khi đi ngủ”.

“Có thể khi âm nhạc của tôi được chia sẻ nhiều hơn, tôi có thể giúp mọi người làm lành tâm hồn mình nhiều hơn. Nếu tôi có thể làm được điều đó thì thật tuyệt vời” - thầy Akasaka nói.

Thuật ướp xác khi còn sống của các nhà sư Nhật Bản

Thuật ướp xác khi còn sống của các nhà sư Nhật Bản

Cách đây hơn 100 năm, các nhà sư Nhật Bản đã thực hiện loạt nghi thức ướp xác sống vào những ngày cuối đời.

Đăng Dương (Theo SCMP)