- "Niềm mong muốn của tôi là Việt Nam có các loại xe 4 bánh chạy xăng hay điện do chính người Việt Nam sáng chế và sản xuất. Việc này không nằm ngoài khả năng của chúng ta", Trần Minh Tâm, người đàn ông chỉ học hết cấp 2 nhưng có đam mê cháy bỏng về chế tạo xe khẳng định.

Chiếc ba bánh đầu tiên...

Từ nhu cầu của một công ty du lịch, ông Trần Minh Tâm quyết định mở tiệm xe đạp điện ở Củ Chi, TP.HCM.

Ông Tâm kể tiếp: "Người phụ trách phân phối xe chưa đồng ý vì tôi không có kiến thức về dòng xe này. Muốn mở tiệm phải học nghề trước nếu không tôi phải thuê thợ trông coi.

{keywords}
Xe ba bánh đầu tiên với 2 bánh sau cải tiến từ xe Chaly...

Điều kiện của người phân phối kích thích tính tò mò của tôi. Mỗi ngày tôi có mặt tại xưởng để quan sát và học tập, nắm bắt kinh nghiệm. Tôi không ghi chép mà tất cả những gì thu thập được tôi đưa vào bộ nhớ trong đầu. Chỉ 10 ngày là tôi hiểu hết mọi công việc và mở ngay tiệm bán xe đạp điện".

Thời điểm này, xe đạp điện ít người bán nên tiệm của ông Tâm là tiệm thứ 4 trong toàn thành phố. Khách đến khá nhiều, công việc của ông trôi chảy.

Cho đến một ngày, một người khách vừa mua xe được mấy ngày quay trở lại. Chủ xe cho biết xe bị hỏng không chạy được yêu cầu ông Tâm sửa chữa vì còn trong thời hạn bảo hành.

{keywords}
... đến xe ba bánh với 2 bánh trước có độ an toàn cao hơn.

"Tôi tháo bộ phận vận hành ra. Nhìn vào trong tôi hoàn toàn không biết phải làm sao. Thì ra thời gian quan sát sửa chữa trước khi mở tiệm, tôi chỉ nhìn không qua thao tác thực tế nên bây giờ không biết xoay tính thế nào. Tôi đành phải thuê một thợ để nhờ họ sửa và học nghề luôn.

Cái nhìn của tôi lúc này khác trước. Vừa nhìn vừa hỏi và được giải thích cặn kẽ nên tôi nắm bắt được rất nhanh. Cũng từ đó, tôi bắt tay vào làm và nghề dạy nghề, tôi thành thạo nghề xe điện lúc nào không hay", ông kể tiếp.

Vừa bán xe mới, vừa sửa chữa xe hư hỏng, công việc làm ăn của ông Tâm tiến triển tốt đẹp. Trong lúc sửa chữa trong đầu ông luôn nghĩ đến việc phải tự mình chế ra một chiếc xe. Chiếc xe mình chế ra sẽ có những đặc tính tốt phục vụ cộng đồng.

{keywords}
Tạo mẫu xe bằng dây điện và giải 3 công nghệ giao thông

Nghĩ là làm, ông mua một chiếc Chaly cũ tháo máy bán ve chai. Từ khung sườn của xe này, ông chế ra chiếc xe ba bánh chạy điện. Đây là chiếc ba bánh đầu tiên dành cho người khuyết tật.

Một thời gian sau, thấy 2 bánh sau sẽ không an toàn bằng 2 bánh trước, ông tiếp tục chế xe 3 bánh khác an toàn hơn. Lần này xe được nhiều người ủng hộ.

Không dừng lại, ông tiếp tục nghĩ ra nhiều loại xe khác. Đó là loại ba bánh có mui, người điều khiển không còn ngại mưa nắng. Chính loại xe này, năm 2007 ông Tâm đạt giải 3 về đề tài Công nghệ giao thông và môi trường của Hội thi sáng tạo kỹ thuật TP.HCM.

"Nhiều kiểu xe mới lần lượt ra đời. Ở những chiếc xe này, tôi phải làm tất cả các công đoạn để hình thành nên xe. Về tạo mẫu, tôi không biết vẽ nên dùng cọng kẽm uốn thành hình thù chiếc xe rồi đưa cho thợ thực hiện", ông nói.

Sáng tạo, đam mê, nhẫn nại là những đức tính giúp ông Tâm hoàn thành những mong muốn của mình. Nhưng cho dù có thành công đến đâu cũng không thỏa mãn được óc sáng tạo và lòng đam mê của ông.

Xe 4 bánh chạy điện

Các loại xe ba bánh thường thích hợp cho người khuyết tật nhưng giá thành cao. Vì thế chỉ có người giàu mới có khả năng sử dụng. Ông vẫn say mê tìm kiếm và sáng tạo ra những kiểu xe mới chạy điện. Ý nghĩ làm xe 4 bánh manh nha xuất hiện trong ông.

"Tôi bắt đầu vẽ mẫu. Tôi vẽ trên giấy rồi cùng với các thợ đồng cùng bàn bạc tìm ra phương cách thực hiện. Rồi những cơ phận khác, ghế ngồi, bánh xe, từ những chi tiết nhỏ đến những kết cấu lớn đều do tự tay tôi vẽ, tôi làm.

Chiếc xe phải mất 2 năm 7 tháng mới hình thành nhưng chỉ là mới hình thành chứ chưa gọi là hoàn chỉnh. Thêm 3 tháng nữa chiếc xe 4 bánh chạy điện đầu tiên mới lăn bánh được nhưng 30% trang bị vẫn chưa thực hiện được", ông Tâm chia sẻ.

{keywords}
Ông Tâm và bản vẽ xe City 18

Ông tiếp tục chia sẻ: "Niềm mong muốn của tôi là Việt Nam có các loại xe 4 bánh chạy xăng hay điện do chính người Việt Nam sáng chế và sản xuất. Việc này không nằm ngoài khả năng của chúng ta.

Có thể là phiến diện nhưng tôi cho rằng, Việt Nam là một trong số ít quốc gia có lượng xe 2 bánh cao nhất thế giới. Mình phải làm sao xe 4 bánh thay thế 2 bánh để đường được khang trang sạch đẹp và đời sống người dân được nâng cao".

Cuối cùng, ông kỳ vọng được chính quyền hỗ trợ về pháp lý để những chiếc xe của ông chế tạo ra được lăn bánh trên đường.

{keywords}
Xe City 18 để trong góc nhà.

Sắp bước vào tuổi 60 nhưng niềm đam mê chế tạo xe của ông Tâm vẫn còn cháy bỏng. Làm được bao nhiêu, sau khi trừ ăn uống và sinh hoạt, còn lại ông dồn vào sản xuất xe. Dường như của cải vật chất không làm ông ham muốn bằng những công trình do ông sáng tạo nên.

Nữ sinh viên bỏ học, dấn thân làm 'đào hát' karaoke gặp trái đắng

Nữ sinh viên bỏ học, dấn thân làm 'đào hát' karaoke gặp trái đắng

Do ham kiếm tiền từ nghề phục vụ khách hát trong các quán karaoke mà Huyền - một sinh viên xinh đẹp đã đẩy cuộc đời mình vào ngõ cụt ...

Buổi sáng định mệnh của người phụ nữ cứu sống 34 người chìm đò

Buổi sáng định mệnh của người phụ nữ cứu sống 34 người chìm đò

Hơn 20 năm trước, một người phụ nữ hành nghề chèo đò đã cứu 34 người thoát chết kỳ diệu, hành động dũng cảm của bà từng được Chủ tịch nước tặng huân chương lao động cùng nhiều bằng khen cao quý.

Chốn nương ẩn của người đàn bà nửa đời bôn ba, nửa đời cô độc

Chốn nương ẩn của người đàn bà nửa đời bôn ba, nửa đời cô độc

“Khi đã ở dốc bên kia của cuộc đời, người ta càng thèm khát một mái ấm tình thân hơn. Thế nhưng, số phận đã đưa đẩy thì một mái nhà như thế này cũng đã là hạnh phúc lắm rồi”.

Trần Chánh Nghĩa