Zing.vn trích dịch bài viết từ AsiaOne nói về việc tỉnh Tứ Xuyên đang cho xây dựng một con đường mới, kết nối ngôi làng kém phát triển nhất của Trung Quốc với những vùng lân cận để nhắm đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

Qiesha Secong, một cư dân 30 tuổi ở làng Abuluoha thuộc tỉnh Tứ Xuyên, đã bán con ngựa duy nhất của gia đình mình vào đầu tháng trước. Đó là con ngựa mà anh ta mua được 4 năm, nó từng rất có giá trị đối với người đàn ông dân tộc Yi này.

Ngoi lang bi co lap o Trung Quoc sap duoc ket noi voi the gioi hinh anh 1 04.jpeg

Dân làng phải vận chuyển hàng hóa, đồ tiêu dùng bằng ngựa. Ảnh: Global Times.

"Làng tôi không có con đường nào mở ra đại lộ vì vậy tôi phải dắt ngựa dọc theo một con đường núi để vận chuyển hạt giống, phân bón, muối và gạo. Con ngựa con nhỏ người nhưng có thể mang hơn 200 kg đấy", anh Secong chia sẻ.

Lý do anh Secong phải chia tay chú ngựa của mình là tháng Tư tới đây, người ta sẽ hoàn thành việc xây dựng một con đường dài 3,8 km nối từ ngôi làng sâu trong thung lũng của anh tới những vùng lân cận. Khi đó, dân làng có thể di chuyển bằng cách nhanh hơn nhiều, là đi bằng xe máy.

“Abuluoha” – tên ngôi làng nơi anh Secong sinh sống, trong tiếng dân tộc Yi có nghĩa là một thung lũng được bao quanh bởi những ngọn núi ít người đi lại. Ngôi làng “hẻo lánh” này nằm sâu bên trong thung lũng của sông Jinsha và được bao quanh bởi những ngọn núi từ ba phía cùng một vách đá ở phía còn lại.

Song Ming, một nhân viên thông tin của chính quyền quận Liangshan cho biết, trước khi việc xây dựng con đường nối làng với bên ngoài được bắt đầu vào tháng 6 năm 2018, Abuluoha được biết đến là ngôi làng cuối cùng không có đường nhựa đi qua ở Trung Quốc.

Dân làng thường phải dành hơn 3 giờ đồng hồ để đi từ nhà của họ đến con đường đang được xây dựng, nơi họ có thể đi đến các quận lỵ qua một ngôi làng khác.

Ngoi lang bi co lap o Trung Quoc sap duoc ket noi voi the gioi hinh anh 2 03.jpeg

Cáp treo dài 420 mét được lắp đặt để hỗ trợ người dân đi lại. Ảnh: People's Daily.

Công nhân cầu đường đã lắp đặt một dây cáp treo dài 420 mét nối từ thung lũng tới con đường mới. Một cáp treo có thể vận chuyển đến 1 tấn hàng.

Liangshan – nơi tự hào có số lượng người Yi lớn nhất Trung Quốc, là một trong những khu vực kém phát triển nhất ở Tứ Xuyên.

Do quá khó để tiếp cận tới ngôi làng này, người ta phải huy động một chiếc trực thăng M26 để vận chuyển 8 máy xúc lớn và các thiết bị khác đến phục vụ công trình xây dựng. Địa điểm xây dựng quá hẹp nên không thể sử dụng nhiều máy đào cùng lúc, điều đó làm chậm tiến độ một cách đáng kể.

“Có những ngày, chúng tôi chỉ hoàn thành được có 5 mét đường”, Hu Wei - một quan chức phụ trách công trường xây dựng, cho biết.

Ngoi lang bi co lap o Trung Quoc sap duoc ket noi voi the gioi hinh anh 3 02.jpg

Chiếc trực thăng M26 vận chuyển 8 máy xúc lớn và các thiết bị khác đến phục vụ công trình xây dựng. Ảnh: SCMP.

Jinie Ziri - trưởng làng, vui mừng ra mặt: "Bình thường, chúng tôi mất gần 7 giờ để đi từ nhà tôi đến quận lỵ trong tỉnh. Giờ đây, nhờ có cáp treo, tôi chỉ mất chưa đầy 3 giờ để đi đến đó”.

Cô còn cho biết, dân làng sẽ mở rộng diện tích trồng tiêu không hạt và konjac, 2 loại đặc sản địa phương và xây dựng một cơ sở du lịch sinh thái để tăng thu nhập sau khi con đường được hoàn thành vào tháng Tư năm nay.

Ngôi làng của giới siêu giàu: Lực lượng cảnh sát tư nhân bảo vệ, máy bay phản lực tuần tra 24/7

Ngôi làng của giới siêu giàu: Lực lượng cảnh sát tư nhân bảo vệ, máy bay phản lực tuần tra 24/7

Nằm trên một hòn đảo tư nhân, ngôi làng còn được biết tới với tên gọi 'boongke của các tỷ phú'.

Theo Zing