{keywords}
Audun đã sống cùng bộ tộc Mentawai trong 3 năm.

Audun Amundsen, hiện đã 40 tuổi, lần đầu tiên đặt chân lên đảo Siberut nằm ngoài khơi phía tây Indonesia từ năm 2004 - lúc ấy anh mới 24 tuổi.

Trước đó, Audun sống trong một căn hộ tiện nghi ở thành phố Trondheim, Na Uy. Anh là kỹ sư trên một giàn khoan dầu ngoài khơi Scotland. Công việc mang lại cho anh một mức thu nhập rất tốt.

Tuy nhiên, Audun đã quyết định bỏ việc để đi du lịch. Anh tới Ấn Độ, Nepal, sau đó tới Indonesia để ‘làm ấm’ lại không khí giá lạnh từ dãy Himalayas.

Sau khi tới Tây Sumatra - một tỉnh phía tây của Indonesia, anh muốn ‘thoát khỏi con đường mòn và đi càng xa càng tốt quê hương của mình’.

‘Tôi đã nghe nói đến việc những con người truyền thống này đang sống trong rừng rậm trên đảo Siberut và tôi đã nghĩ ‘chà, thật thú vị. Tôi muốn được gặp họ’’.

Audun đặt chân tới hòn đảo sau chuyến đi dài 12 giờ trên chiếc thuyền gỗ tồi tàn. Anh cũng mất 1 tuần để thuyết phục người ta đưa anh ngược dòng tới nơi bộ lạc đang sinh sống.

‘Khi tôi đến nơi, người đàn ông này tiến về phía tôi. Đó là khoảnh khắc khá thú vị’, anh kể.

‘Thật may là anh ấy mỉm cười. Mặc dù không thể giao tiếp nhiều nhưng chúng tôi đã trở thành bạn của nhau’.

Người đàn ông mà Audun gặp lúc đó là Aman Paksa - một pháp sư, cũng là người của bộ lạc Mentawai. Aman đồng ý tiếp đón Audun.

{keywords}
Audun và Aman ở trong rừng. Anh học được cách sống dựa vào thiên nhiên của bộ tộc này.
{keywords}
Đi săn
{keywords}
Audun làm tấm quang năng để đưa điện về nhà Aman.

Mentawai là một trong những bộ lạc lâu đời nhất ở Indonesia với dân số khoảng 64.000 người sống rải rác trên nhiều hòn đảo ngoài khơi tỉnh Tây Sumatra.

‘Vì anh ấy quý tôi nên chúng tôi thoả thuận với nhau là tôi xin ở lại vài tuần’, Audun nói.

Để đáp lại sự hiếu khách của Aman, Audun giúp anh các công việc hằng ngày như săn khỉ, bắt tôm, làm một số vật dụng như ca nô, mũi tên, giỏ đựng.

Audun đã ở lại 1 tháng trước khi trở về Na Uy. Đến năm 2009, anh quay trở lại với một hành trang được chuẩn bị chu đáo hơn - từ vựng tốt hơn, thuốc men, máy quay để ghi hình. Lần này, anh sống cùng bộ tộc Mentawai trong 3 năm.

Trải nghiệm của anh được ghi lại trong một bộ phim tài liệu mới phát sóng có tên Newtopia. ‘Tôi đã học được cách sống và thích nghi với nhịp điệu của thiên nhiên’, Audun nói.

Những khó khăn và rắc rối là điều không thể tránh khỏi trong suốt thời gian anh sống trong rừng rậm cùng bộ lạc. Mắt anh bị nhiễm trùng.

{keywords}
Trang phục hiện đại đang xuất hiện ở bộ tộc Mentawai nhiều hơn.
{keywords}
Con đường do Chính phủ Indonesia xây dựng cho bộ tộc Mentawai.

Audun cũng cho biết, anh đã chứng kiến bóng dáng của thế giới hiện đại ngày càng len lỏi vào cuộc sống của bộ lạc nhiều hơn. Họ đã bắt đầu có đồ nhựa và quần áo hiện đại.

Audun cũng làm tấm quang năng cho cộng đồng để sạc chiếc máy quay của anh và đưa điện về ngôi nhà của Aman.

Thời gian sống cùng bộ lạc đã cho Audun hiểu hơn về thế giới mà mình đang sống. Anh nói: ‘Tôi nghĩ rằng rồi thì cuối cùng chúng ta cũng sẽ tìm được sự cân bằng giữa tự nhiên và cuộc sống hiện đại’.

‘Nhưng thật không may, tôi cho rằng rất nhiều loài và hệ sinh thái sẽ biến mất trước khi chúng ta làm được điều đó’.

Bộ phim tài liệu Newtopia mới được chiếu ở Na Uy, thu hút được sự quan tâm của nhiều khán giả. Toàn bộ số tiền thu được từ bộ phim sẽ được gửi tới ủng hộ cộng đồng bộ tộc người Mentawai.

Những bộ tộc kỳ lạ, tự đục môi và giãn cổ làm đẹp

Những bộ tộc kỳ lạ, tự đục môi và giãn cổ làm đẹp

Nhiều bộ tộc trên thế giới vẫn duy trì những phong tục kỳ lạ từ thời xa xưa. Họ sử dụng các phương pháp làm đẹp độc nhất vô nhị như giãn dài cổ, đục môi...

Nguyễn Thảo (Theo The Sun)