Thoạt đầu, bàn tay anh trông không có gì khác thường, nhưng khi nhìn kỹ hơn, có thể thấy bề mặt nhẵn bóng ở các đầu ngón tay anh.

Apu, 22 tuổi hiện sống cùng gia đình trong một ngôi làng ở phía bắc quận Rajshahi. Anh từng là một trợ lý y tế, còn cha và ông nội anh đều là nông dân.

Những người đàn ông trong gia đình Apu đều có một đột biến gien hiếm gặp, đó là không có dấu vân tay.

Ở thời ông nội của Apu, việc không có dấu vân tay không phải là vấn đề lớn.

Nhưng ở thời đại này, không có dấu vân tay là một cản trở lớn với Apu trong cuộc sống hằng ngày, từ việc đi máy bay cho tới cài mật khẩu điện thoại.

{keywords}
Ít nhất 4 thế hệ gia đình Apu Sarker mắc căn bệnh hiếm gặp - không có dấu vân tay.

Năm 2008, khi Apu vẫn là một cậu bé, Bangladesh có đợt làm chứng minh thư cho tất cả công dân trưởng thành. Nhưng các nhân viên bối rối không biết làm thế nào để cấp thẻ cho cha của Apu - ông Amal Sarker. Cuối cùng, ông được nhận một tấm thẻ có đóng dấu “không có dấu vân tay”.

Năm 2010, dấu vân tay trở thành yêu cầu bắt buộc với hộ chiếu và bằng lái xe. Sau vài lần nỗ lực, ông Amal đã có được hộ chiếu bằng cách xuất trình giấy chứng nhận của hội đồng y tế. Tuy nhiên, ông chưa bao giờ sử dụng nó vì sợ những vấn đề có thể gặp phải ở sân bay.

Việc đi xe máy rất cần thiết cho công việc đồng áng của ông, nhưng ông cũng chưa bao giờ lấy được bằng lái xe. “Tôi đã nộp phí, đã đỗ bài thi nhưng họ không cấp bằng vì tôi không thể cung cấp dấu vân tay” - ông nói.

Luôn mang theo biên lai đã đóng phí trong người nhưng không phải lúc nào nó cũng giúp ích cho ông khi bị cảnh sát dừng xe lại. Ông giải thích tình trạng của mình, giơ các đầu ngón tay lên cho cảnh sát xem nhưng cuối cùng ông vẫn bị phạt 2 lần.

Đến năm 2016, chính quyền Bangladesh yêu cầu tất cả công dân cung cấp dấu vân tay để lập cơ sở dữ liệu quốc gia. Họ cũng dựa vào đây để quản lý thẻ sim cho điện thoại di động.

“Họ tỏ ra bối rối khi tôi đi mua sim. Phần mềm của họ đóng băng khi tôi đặt ngón tay lên phần cảm biến” – Apu cười gượng khi kể lại. Không chỗ nào đồng ý bán sim điện thoại cho anh và tất cả thành viên nam trong gia đình đang sử dụng thẻ sim mua được từ tên của mẹ Apu.

{keywords}
Đầu ngón tay ông Amal Sarker nhẵn bóng vì không có dấu vân tay.

Hiện tượng đột biến gien hiếm gặp này của gia đình Sarker được gọi là Adermatoglyphia. Lần đầu tiên nó được biết đến là vào năm 2007 khi Peter Itin, một bác sĩ da liễu người Thụy Sĩ, được một phụ nữ gần 30 tuổi liên hệ. Cô gặp rắc rối khi nhập cảnh vào Mỹ. Khuôn mặt cô khớp với ảnh trên hộ chiếu nhưng các nhân viên hải quan không thể ghi lại dấu vân tay của cô. Bởi vì cô không hề có dấu vân tay.

Sau khi kiểm tra, giáo sư Itin phát hiện ra, cô gái này và 8 thành viên khác trong gia đình cô đều có cùng một tình trạng kỳ lạ - đầu ngón tay nhẵn bóng và lượng mồ hôi ở tay của họ cũng giảm.

Giáo sư Itin chia sẻ với tờ BBC: “Những trường hợp này rất hiếm gặp, và chỉ có một vài gia đình trên thế giới được ghi nhận là gặp phải tình trạng này”.

Vào năm 2011, nhóm nghiên cứu của ông đã tìm ra gien SMARCAD1 bị đột biến trong 9 thành viên không có dấu vân tay trong gia đình cô gái. Đây được xác định là nguyên nhân của căn bệnh hiếm gặp.

Giáo sư Itin còn gọi căn bệnh này bằng một cái tên khác - căn bệnh trì hoãn nhập cư, bởi vì bệnh nhân đầu tiên của ông gặp rắc rối khi muốn nhập cư vào Mỹ do căn bệnh này.

{keywords}
Apu Sarker và bố. "Đây không phải là bàn tay của tôi. Đây là thứ mà tôi được thừa hưởng" - ông Amal nói. 
9 điều kỳ lạ chỉ có ở đất nước Nhật Bản

9 điều kỳ lạ chỉ có ở đất nước Nhật Bản

Đất nước Mặt trời mọc giống như một thế giới khác đầy rẫy những hiện tượng khó tin và truyền thống kỳ lạ.

Đăng Dương (Theo BBC)