Nằm bên hồ Tai và kênh đào Đại Vận Hà, Vô Tích là khu vực buôn bán tấp nập truyền thống của Trung Quốc. Hiện nay, trung tâm sản xuất này được biết đến với phần mềm và tấm pin năng lượng mặt trời nhiều hơn là gạo và vải.

Trong một nhà hàng Nhật Bản ở tầng 20 của khách sạn Wuxi Grand Hotel, Qian Haifeng, một thợ điện 52 tuổi, đang làm việc. Anh ta mặc bộ quần áo công nhân màu nâu, đi bốt đen, hơi lãng tai nhưng trò chuyện bằng một giọng đầy hào hứng. 

Cuoc song cua nguoi ngheo Trung Quoc tren nhung chuyen tau hang ba hinh anh 1 1_1.jpg

Qian Haifeng, một thợ điện ở Vô Tích, thường dành thời gian rảnh trên các chuyến tàu hạng ba. Ảnh: South China Morning Post.

“Tôi thường ăn ở các quán mì bình dân trên phố nhưng giờ tôi không được rời khách sạn khi đang làm việc. Ít nhất ở đây bạn có thể có cái nhìn tốt về Vô Tích”, Qian nói bằng tiếng Quan thoại với giọng địa phương Giang Nam.

Qian nói đúng, từ khách sạn, có thể nhìn thấy những di tích thời đại: kênh đào Đại Vận Hà được hoàn thành từ triều đại nhà Tùy, một số nhà chung của thời Mao Trạch Đông chuẩn bị bị phá hủy và khách sạn Hyatt Regency, biểu tượng của niềm tin vào sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc.

Những chuyến tàu hạng ba

“Khách sạn Wuxi Grand là một trong những tòa nhà cao nhất ở Vô Tích khi tôi đến đây làm việc từ năm 1988. Đây là nơi làm việc lý tưởng vào những năm 1990. Tôi được đào tạo và nhận mức lương 1.000 NDT (142,87 USD). Thời điểm đó mức lương trung bình chỉ khoảng 400 NDT (57,15 USD). Năm 1995, con gái tôi sinh ra và tôi đủ giàu để mua một chiếc máy ảnh”, Qian kể lại.

Cuoc song cua nguoi ngheo Trung Quoc tren nhung chuyen tau hang ba hinh anh 2 9_1.jpg

Qian Haifeng di chuyển bằng tàu hạng ba. Ảnh:Qian Haifeng.

Nhưng quãng thời gian tốt đẹp đó không kéo dài. Năm 2001, ở tuổi 34, Qian bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư họng. “Tôi phải điều trị từ năm này sang năm khác và khỏi vào năm 2006”, người đàn ông 52 tuổi chia sẻ.

Theo Qian, Wuxi Grand là một trong những khách sạn đầu tiên trong thành phố phục vụ khách nước ngoài và được cấp giấy phép đặc biệt để kết nối với các kênh truyền hình như BBC, CNN và NHK.

“Ở khách sạn, tôi được xem phim tài liệu Nhật Bản và Anh nên có nhiều ý tưởng về thế giới. Tôi muốn đi du lịch khắp nơi dù không có nhiều tiền. Tiền lương của tôi khoảng 2.000 NDT/tháng (285,73 USD) và các chi phí y tế vốn đã rất tốn kém. Vậy nên, tôi quyết định di chuyển bằng xe lửa hạng ba và đến thăm những vùng đất không nổi tiếng”, South China Morning Post dẫn lời Qian.

Cuoc song cua nguoi ngheo Trung Quoc tren nhung chuyen tau hang ba hinh anh 3 6_1.jpg

Qian Haifeng chụp lại cuộc sống của người nghèo trên xe lửa hạng ba. Ảnh:Qian Haifeng.

Qian làm việc liên tục từ sáng sớm đến tối muộn để hoàn thành số giờ làm việc mỗi tháng tại khách sạn. Thời gian còn lại anh dùng để đi du lịch. “Tôi đến bất cứ đâu, ngủ ở nhà trọ hoặc trên ghế sofa. Nơi rẻ nhất tôi ở là Nội Mông, giá chỉ vỏn vẹn 5 NDT/đêm (0,71 USD)”, Qian kể.

Năm 2008, Qian bị ấn tượng khi nhìn thấy loạt ảnh Chinese on the Train của Wang Fuchun.

“Loạt ảnh đã thay đổi tôi. Tôi tự nghĩ: ‘Mình có thể làm điều đó’. Trước đó, tôi chỉ chụp hình những chú chim hay vài thứ bình thường, rồi tôi nhớ lại những bộ phim tài liệu mình đã xem ở khách sạn. Họ đều kể câu chuyện của con người”, Qian nói.

Cùng thời điểm đó, Trung Quốc giới thiệu dịch vụ đường sắt cao tốc đầu tiên từ Bắc Kinh đến Thiên Tân. 

Cuoc song cua nguoi ngheo Trung Quoc tren nhung chuyen tau hang ba hinh anh 4 5_1.jpg

Cuộc sống của người nghèo Trung Quốc trái ngược với sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc lúc đó. Ảnh:Qian Haifeng.

“Tôi đã chọn một hướng đi khác, ngược lại với nước mình. Tôi chọn những chiếc tàu tối tăm, cũ kỹ, chậm chạp, không có máy điều hòa, những chiếc tàu màu xanh lá cây”, anh kể.

Khi Qian đăng loạt ảnh lên trang web Wuxi Citizen Journalism, hình ảnh chân thực về cuộc sống của những người nghèo trên chuyến tàu hạng ba lọt vào mắt nhiếp ảnh gia Tang Haowu. Ảnh của anh sau đó được trưng bày ở triển lãm tại Lianzhou vào năm 2015.

Cuộc sống tách biệt của người nghèo Trung Quốc

Bao Kun, một nhà phê bình nghệ thuật nổi tiếng ở Trung Quốc, nhận định: “Qian chỉ là một người công nhân bình thường, lương thấp, nhưng những bức ảnh của anh ấy phản ánh một khía cạnh thực tế đã bị lãng quên ở Trung Quốc".

"Lúc bấy giờ, đất nước đang trải qua một sự biến đổi lớn, các tấm áp phích của chính phủ in đầy hình tàu cao tốc, máy bay và những biểu tượng tăng trưởng khác”.

“Không ai nhớ đến những chuyến tàu chở người nghèo từ các thành phố hạng nhất về nông thôn”.

Chuyến tàu cao tốc từ Vô Tích đến Thượng Hải chỉ kéo dài 45 phút. Nhưng với vé giá rẻ trên tàu K781, người đi phải mất 2 tiếng. 

Trong ga tàu ở Vô Tích, phòng chờ lớn tràn ngập những cửa hiệu hiện đại như Starbucks. Nhưng ở một khu vực riêng biệt nằm biệt lập, những người nghèo ngồi trên sàn nhà chơi bài, như cách người ta có thể giải trí ở công trường xây dựng hay bên cạnh cánh đồng. 

“Các chuyến tàu màu xanh thường bị trì hoãn, nhưng tàu cao tốc rất đắt đỏ. Hạng thương gia trên tàu cao tốc từ Vô Tích đến Thượng Hải có giá 182.50 NDT (26,07 USD), trong khi vé trên tàu hạng ba chỉ 19,50 NDT (2,78 USD)", Qain kể.

Cuoc song cua nguoi ngheo Trung Quoc tren nhung chuyen tau hang ba hinh anh 6 8_1.jpg

Những người nghèo ngồi ngay trên sàn để chờ đợi. Ảnh:Qian Haifeng.

"Trên những chuyến tàu không có máy sưởi hay máy điều hòa, chi phí còn rẻ hơn, chỉ khoảng 9 NDT (1,29 USD)”, anh mô tả. 

Những chiếc bàn trên các chuyến tàu hạng ba được đặt hạt hướng dương và đậu phộng. Một số hành khách cố gắng ngủ, đầu tựa lên khung cửa sổ với khăn hoặc áo dùng làm gối. 

“Bạn phải rất thân thiện. Khi tôi cầm máy Nikon, mọi người thường tưởng tôi là nhà báo hoặc nghệ sĩ. Tôi nói rằng tôi chỉ là du khách không kiếm được vé hạng nhất hay hạng hai. Người Trung Quốc hay nhút nhát, nhất là dân quê, nhưng khi bạn làm quen, họ sẽ mở lòng”, anh chia sẻ.

Cuoc song cua nguoi ngheo Trung Quoc tren nhung chuyen tau hang ba hinh anh 7 3_1.jpg

Hành khách ngủ tạm bợ trên các chuyến tàu hạng ba. Ảnh:Qian Haifeng.

Cuối đời đi chăn bò của vợ chồng ông chủ buôn sắt vụn, từng giàu nhất làng

Cuối đời đi chăn bò của vợ chồng ông chủ buôn sắt vụn, từng giàu nhất làng

 Việc buôn bán ế ẩm, hằng ngày ông Phương dẫn bò đi chăn, bà Xuyến phải bán rau củ, thịt cá tại nhà kiếm thêm thu nhập.  

Theo Zing/ Theo South China Morning Post