- Ông mở điện thoại cho chúng tôi xem. Đám tang của một nghệ sĩ danh tiếng. Hình ảnh ghi lại từng giây phút cuối của một đời người. Thật buồn và ảm đạm. 

Mới ngày nào dưới ánh đèn sân khấu, chị được tung hô chào đón. Mấy ai nghĩ đến hôm nay chị lại nằm xuống trong viện dưỡng lão nghệ sĩ cô đơn và buồn tẻ...

Thiện tâm của ông chủ cơ sở mai táng

Ông mở to từng tấm ảnh. Người chết là một nghệ sĩ tài danh. Ông nói, trước 1975, ít ai ở miền Nam không biết đến gánh hát của chị. Chồng chị là tác giả của hơn 150 kịch bản cải lương. Tuồng của anh rất được khán giả ái mộ và hoan nghênh. Cặp vợ chồng soạn giả - nghệ sĩ này ở trên đài vinh quang khá lâu...

{keywords}
Cơ sở mai táng Vạn Phúc Đức trong con hẻm sâu.

Sau 1975, họ tiếp tục làm nghề. Gánh hát vẫn được duy trì. Qua thời hoàng kim của cải lương, hai vợ chồng tìm đủ cách để vực dậy nhưng rồi đành phải buông xuôi để gánh hát tan rã vào năm 1997. Tài sản ra đi, nhà cửa cầm cố và cuối cùng, anh ngã bệnh. Anh mất vào năm 2005.

Trở lại với hai bàn tay trắng, ở nhà thuê, chị lại lâm bệnh nặng. Chị được đưa vào tá túc tại khu dưỡng lão nghệ sĩ trên đường Âu Dương Lân. Vợ chồng người con của anh chị cũng không khá gì hơn, bữa đói bữa no. Thậm chí, cháu nội của họ cũng phải nghỉ học một năm vì không có tiền đóng học phí.

Câu chuyện đến đây dừng lại. Ông xin lỗi ra ngoài nghe điện thoại. Trở vào, gương mặt ông đăm chiêu. "Lại thêm một trường hợp nữa chắc không qua khỏi nhưng tôi cho mấy anh em đến trước xem sao đã", ông nói.

Ông là Nguyễn Văn Giao (60 tuổi), chủ cơ sở mai táng Vạn Phúc Đức nằm trong con hẻm sâu trên đường Vũ Tùng (phường 2, Bình Thạnh, TP.HCM). Ông Giao kể tiếp: "Tôi có quen biết với vợ chồng nghệ sĩ này nên khi gia cảnh chị sa sút, phải vào trú tại khu dưỡng lão nghệ sĩ, tôi thường đến giúp đỡ.

Những khoản tiền, những món quà rất nhỏ nếu vào thời đỉnh cao của chị thì không là gì nhưng bây giờ thì quý lắm. Nó giúp chị vượt qua những khó khăn mà tưởng chừng như không thể.

{keywords}
Ông Giao với những chiếc hòm cần mua thì bán, không tiền thì cho.

Ngày chị nằm xuống cũng chẳng còn gì để có thể tổ chức một đám tang. Vợ chồng đứa con trai duy nhất quá nghèo. Miếng ăn còn không lo nổi lấy gì lo tang cho mẹ...

Hay tin, tôi đến. Nhìn chị nằm đó mà nao lòng. Tôi nói với con chị: "Chú sẽ lo tất cả mọi việc trong tang sự của má. Cháu đừng bận tâm gì hết". Tôi muốn giúp chị vừa là tình người vừa là để tỏ lòng ngưỡng mộ một tài danh đã cống hiến trọn đời cho nghệ thuật cải lương.

Đội mai táng Vạn Phúc Đức đến và thực hiện trọn vẹn lời hứa với con chị. Ngày đưa chị về nghĩa trang Đa Phước khá đông người đưa tiễn. Có lẽ nơi suối vàng chị cũng mỉm cười...". 

"Cứ đến tôi, cứ gọi cho tôi"

Đối với nghề mai táng, ông Giao là người ngoại đạo. Xuất thân là người buôn lông vịt, ông thích làm từ thiện từ khi còn rất trẻ. Ông đã từng giúp những người cơ nhỡ, nhiều mảnh đời bất hạnh. Ông tâm sự với chúng tôi, nhìn người hoạn nạn mình không cầm lòng được. Giúp được gì, ông giúp ngay không chần chừ không suy tính.

Một thời gian sau, ông mua xe và chuyển sang kinh doanh du lịch. Số tiền thu về, ông trích một phần để giúp những người nghèo khó. Nhiều người nghe tiếng đã đến nhờ ông. Ai bệnh, ông giúp tiền. Ai qua đời không có hòm chôn, ông giúp hòm. Ông đã từng lo cho hàng chục đám từ chiếc áo quan cho đến khâm liệm chôn cất hoặc hỏa táng. Cũng nhờ thế mà ông có điều kiện tìm hiểu nắm bắt được cái nghề khá nghiệt ngã này.

Ông cho biết các chủ trại hòm thường không bán hòm đúng giá mà giá của chiếc quan tài được định bằng sự giàu có hay nghèo hèn của tang gia. Nhiều gia đình bị hét giá đến tận mây xanh, vượt rất xa khả năng của họ.

Ông kể cho chúng tôi những trường hợp bà con nghèo trước cái chết của người thân trong tay không có một đồng không biết xoay sở ra sao. Vậy mà nhiều cơ sở mai táng đòi hàng chục triệu...

{keywords}
Đám tang của một nghệ sĩ được ông trợ giúp.

Ý tưởng mở một cơ sở mai táng để vừa sinh sống vừa có điều kiện giúp bà con nghèo le lói trong đầu ông. Năm 2012, một thanh niên có tay nghề mộc khá vững đề nghị với ông mở một cơ sở đóng hòm để có những chiếc hòm giá rẻ thêm điều kiện giúp bà con. Ông đồng ý hợp tác. Cở sở được hình thành hoạt động đến hôm nay. Hàng chục chiếc hòm miễn phí từ cơ sở này đã đến tận tay bà con.

Đồng thời với cơ sở đóng hòm, một đội mai táng với 19 thanh niên được thành lập. Những thanh niên này tình nguyện làm không lương và chỉ nhận mức thù lao tối thiểu sau mỗi lần được điều động đến làm việc.

"Chết là kết thúc một đời người. Ai cũng mong muốn được ra đi êm ấm nhưng vẫn còn những gia đình không đủ điều kiện lo cho người thân của mình một đám tang đúng nghĩa. Cứ đến tôi, cứ gọi cho tôi. Tôi sẽ lo trọn vẹn từ chiếc hòm, khâm liệm, đưa đi chôn hoặc hỏa táng giúp bà con nếu thực sự gia đình không đủ điều kiện mà không đòi hỏi một khoản tiền nào", ông Giao chia sẻ.

Ông lão bán chè bằng một tay ở Sài Gòn kể chuyện tình thời trai trẻ

Ông lão bán chè bằng một tay ở Sài Gòn kể chuyện tình thời trai trẻ

Bị tai nạn ông Thể đành từ chối tình yêu đẹp như mơ với cô bạn học cùng lớp. Ông vượt lên khó khăn, mặc cảm, tự nuôi sống bản thân mình và gia đình khi chỉ còn lại một cánh tay.

Sài Gòn: Rát tay, cay mắt bóc hành tỏi, nhận 2 nghìn đồng/kg

Sài Gòn: Rát tay, cay mắt bóc hành tỏi, nhận 2 nghìn đồng/kg

Xóm là nơi trú ngụ của hàng trăm gia đình nhập cư, làm đủ các ngành nghề nhưng nhiều nhất vẫn là nghề bóc hành tỏi nên mới có tên là... xóm hành tỏi.

Cô giáo mang 'lời nguyền yêu 3 tháng' khiến trai Sài Gòn mê mệt

Cô giáo mang 'lời nguyền yêu 3 tháng' khiến trai Sài Gòn mê mệt

Cô giáo mầm non đã trải qua hai mối tình trước khi đến với chương trình "Bạn muốn hẹn hò". Tuy nhiên vì nhiều lý do những mối tình này chỉ kéo dài 3 tháng.

(Còn nữa)

Trần Chánh Nghĩa