Các hình khắc thời tiền sử về hươu cao cổ và cá sấu minh chứng cho điều này, cũng như một bức tranh hang động thời kỳ đồ đá trên sa mạc thậm chí còn cho thấy con người từng có thể… bơi ở Sahara.

Tuy nhiên, những hình minh họa này chỉ cung cấp một bức tranh thô sơ về điều kiện sống. Gần đây, những hiểu biết chi tiết hơn đã thu được từ các lõi trầm tích khai thác từ biển Địa Trung Hải ngoài khơi bờ biển Libya.

Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã kiểm tra các lõi này và phát hiện ra rằng các lớp trầm tích của đáy biển đã kể câu chuyện về những thay đổi môi trường lớn ở Bắc Phi trong 160.000 năm qua, Cécile Blanchet thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Địa chất Đức GFZ và các đồng nghiệp từ Đức, Hàn Quốc, Hà Lan và Mỹ đã có báo cáo về điều này trên tạp chí Nature Geoscience.

Cùng với Trung tâm nghiên cứu đại dương GEOMAR Helmholtz Kiel, một nhóm các nhà khoa học đã tổ chức một chuyến đi nghiên cứu trên tàu Pelagia của Hà Lan đến Vịnh Sirte vào tháng 12 năm 2011.

"Chúng tôi nghi ngờ rằng khi sa mạc Sahara còn phủ màu xanh, các dòng sông hiện đang khô Cécile Blanchet từng hoạt động tích cực. Những trầm tích như vậy sẽ giúp hiểu rõ hơn về thời gian và hoàn cảnh kích hoạt lại những con sông này", nhà nghiên cứu Cécile Blanchet cho biết.

Sử dụng một phương pháp gọi là "piston coring", các nhà khoa học đã có thể thu hồi những cột bùn biển dài tới 10 mét.

{keywords}
 

Đồng tác giả Anne Osborne từ GEOMAR, cho biết: "Các lớp bùn biển chứa các mảnh đá và xác thực vật được vận chuyển từ lục địa châu Phi gần đó. Chúng cũng chứa đầy vỏ vi sinh vật phát triển trong nước biển. Những hạt trầm tích này có thể kể cho chúng ta câu chuyện về những thay đổi khí hậu trong quá khứ".

"Bằng cách kết hợp các phân tích trầm tích với kết quả từ mô phỏng máy tính, giờ đây chúng tôi có thể hiểu chính xác các quá trình khí hậu để giải thích những thay đổi mạnh mẽ trong môi trường Bắc Phi trong 160.000 năm qua", đồng tác giả nghiên cứu Tobias Friedrich từ Đại học Hawai cho biết thêm.

Từ nghiên cứu trước đây, người ta đã biết rằng một số con sông thường xuyên chảy qua khu vực mà ngày nay là một trong những khu vực khô hạn nhất trên Trái đất.

Quá trình tái tạo chưa từng có của nhóm liên tục bao gồm 160.000 năm qua. Nó cung cấp một bức tranh toàn cảnh về thời điểm và lý do tại sao có đủ lượng mưa ở trung tâm Sahara để kích hoạt lại những con sông này.

"Chúng tôi nhận thấy rằng chính những thay đổi nhỏ trong quỹ đạo của Trái đất cũng như sự hình thành và suy yếu của các tảng băng ở hai cực đã tạo nên sự luân phiên của các pha ẩm với lượng mưa lớn và thời gian khô hạn gần như hoàn toàn", các nhà nghiên cứu giải thích.

Thời kỳ màu mỡ nói chung kéo dài 5.000 năm và độ ẩm lan rộng khắp Bắc Phi cho đến tận bờ biển Địa Trung Hải. Đối với người dân thời đó, điều này dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ trong điều kiện sống, có thể dẫn đến các cuộc di cư lớn ở Bắc Phi.

"Chúng tôi đã có thêm một số mảnh ghép cần thiết vào bức tranh về những thay đổi cảnh quan Sahara trong quá khứ để giúp hiểu rõ hơn về sự tiến hóa và lịch sử di cư của loài người.

Sự kết hợp giữa dữ liệu trầm tích với các kết quả mô phỏng trên máy tính là rất quan trọng để hiểu được điều gì đã kiểm soát sự diễn ra trong quá khứ của các giai đoạn khô hạn và ẩm ướt ở Bắc Phi.

Điều này đặc biệt quan trọng vì dự kiến khu vực này sẽ trải qua những đợt hạn hán dữ dội do hậu quả của biến đổi khí hậu do con người gây ra", Blanchet nhấn mạnh.

Băng bao phủ sa mạc Sahara lần thứ 4 trong nửa thế kỷ

Băng bao phủ sa mạc Sahara lần thứ 4 trong nửa thế kỷ

Một trong những nơi khô hạn nhất thế giới đã khiến các nhà nghiên cứu một lần nữa bất ngờ khi xuất hiện một lớp tuyết.

Theo Dân Trí