Đó là người phụ nữ có tên Violet Jessop.

Violet sinh ngày 2 tháng 10 năm 1887 tại Argentina. Bà có cha mẹ là người Ireland. Khi còn trẻ, Violet mắc bệnh lao, nhưng bất chấp những chẩn đoán ​​bi quan của các bác sĩ, bà đã sống sót.

Năm Violet 16 tuổi, người cha qua đời. Violet chuyển đến Anh với gia đình, nơi bà bắt đầu đi học. Thời gian đó, bà vừa đi học vừa phải chăm sóc những đứa em của mình vì mẹ đang làm phục vụ trên tàu du lịch và dành nhiều thời gian trên biển. Khi mẹ bị bệnh, cô gái trẻ Violet nghỉ học. Vào năm 1908, ở tuổi 21, bà bắt đầu làm phục vụ cho công ty tàu biển Royal Mail Steam Packet.

{keywords}
Violet Jessop khi còn trẻ

Violet đã gặp khó khăn khi tìm việc vì khi đó các chủ tàu ưa thích những phụ nữ lớn tuổi hơn. Hầu hết phụ nữ làm việc trên tàu đều ở độ tuổi trung niên, trong khi Violet thì trẻ trung và hấp dẫn. Chính vì thế, cô gái trẻ buộc phải mặc quần áo cũ và không trang điểm. Tuy vậy, cô vẫn nhận được tới 3 lời cầu hôn khi đang làm phục vụ trên tàu.

Năm 1910, cô trở thành nhân viên của White Star Line và bắt đầu làm việc trên con tàu dân sự lớn nhất thời bấy giờ, Olympic. Vào ngày 20 tháng 9 năm 1911, Olympic va chạm với HMS Hawke, một tàu chiến của Anh. May mắn là Olympic chỉ bị thủng vỏ và vẫn gắng gượng vào được cảng.

Vài tháng sau khi xảy ra sự cố Olympic, Violet gia nhập đội tàu của RMS Titanic. Con tàu sang trọng và lớn nhất thế giới lúc bấy giờ rời Southampton vào ngày 10 tháng 4 năm 1912 và va phải một tảng băng trôi ở Bắc Đại Tây Dương 4 ngày sau đó. Hai giờ sau vụ tai nạn, con tàu bị chìm và 1503 hành khách đã thiệt mạng.

Cô gái trẻ đã lên thuyền cứu sinh 16 cùng nhiều hành khách khác. Khi ở trên thuyền cứu sinh, Violet được một trong những sĩ quan của Titanic trao cho một đứa trẻ. Cô đã chăm sóc em bé cho đến sáng hôm sau, khi mẹ đứa trẻ đến đón, lúc đó cô 25 tuổi.

Khi Thế chiến I bắt đầu, một trong số những tàu viễn dương sang trọng và đẳng cấp nhất Britannic được chính quyền hải quân Anh sử dụng như một tàu bệnh viện. Vào ngày 13 tháng 11 năm 1915, chiếc Britannic được đổi tên thành HMHS (Con tàu Bệnh viện oai phong) và được đặt dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng Charles Bartlett. Con tàu vận chuyển những người lính bị thương từ Địa Trung Hải trở về Vương quốc Anh và Violet Jessop khi đó làm y tá tại "bệnh viện" dã chiến này.

Con tàu đã hoàn thành 5 chuyến đi thành công trên hải trình này, trước khi chịu một số phận bi thảm tương tự như người anh em của mình, con tàu Titanic. Vào ngày 21 tháng 11 năm 1916, chiếc HMHS đang ở Biển Aegean khi đó bị trúng một quả thủy lôi do một tàu ngầm Đức bắn. 57 phút sau đó, con tàu khổng lồ đã nằm dưới đáy biển.

Rút ra bài học từ thảm kịch Titanic, công ty Harland & Wolff - đơn vị đóng tàu - đã lắp đặt thêm xuồng cứu sinh trên chiếc HMHS, do đó con số thương vong thấp hơn đáng kể. HMHS có tổng cộng 1605 hành khách nhưng chỉ 30 người thiệt mạng.

Violet Jessop đã nhảy vào một trong những chiếc thuyền cứu sinh và bị thương nặng khi một phần chân vịt của con tàu va vào đầu cô.

Khi chiến tranh kết thúc, Violet tiếp tục công việc của mình tại White Star Line. Trước khi nghỉ hưu vào năm 1950, bà làm việc cho 2 công ty du lịch khác là Red Star Line và Royal Mail Line. Do tính chất công việc, bà đã đi du lịch vòng quanh thế giới 2 lần và có một cuộc hôn nhân ngắn ngủi.

Khi về hưu, Violet định cư ở Suffolk. Một vài năm sau, Jessop nhận được một cuộc điện thoại kỳ lạ từ một người phụ nữ hỏi liệu Violet có phải là vị cứu tinh của một đứa bé trong thảm kịch Titanic hay không. Bà xác nhận, và người phụ nữ sau đó nói rằng cô là đứa bé mà Violet đã cứu, rồi cúp điện thoại.

Violet kể lại câu chuyện với bạn của bà - nhà văn viết tiểu sử John Maxtone-Graham rằng bà chưa bao giờ kể câu chuyện về đứa bé với bất kỳ ai, phủ nhận những đồn đoán rằng đó là một trò đùa của trẻ em địa phương. Violet có biệt danh “người phụ nữ không thể chìm” (Miss Unsinkable) và qua đời vào năm 1971, ở tuổi 84, do bệnh suy tim.

{keywords}

Violet Jessop về hưu và kể lại chuyện đời mình trong cuốn hồi ký “Titanic Suvivor”.

Đăng Dương (Theo The Vintage News)

Người phụ nữ phát hiện mình là công chúa sau 28 năm

Người phụ nữ phát hiện mình là công chúa sau 28 năm

Trong quá trình tìm kiếm cha mẹ ruột, Sarah Culberson bất ngờ phát hiện dòng dõi hoàng gia của mình.