- Bà ngồi khép mình sát lan can giữa cầu Mỹ Lợi (sông Vàm Cỏ, nối hai tỉnh Long An - Tiền Giang) giữa trời nắng gắt. Mỗi lần có xe chạy ngang, bà đưa xấp vé số trên tay vẫy khách và nở nụ cười thật tươi: "Mua dùm tôi vài vé đi... ".

Từ xa chúng tôi đã nhìn thấy bà. Xấp vé số trên tay bà đang vẫy gọi làm chúng tôi không thể đi luôn. 

Tuổi bà đã cao. Bà đội chiếc nón lá, bên trong còn có khăn trùm đầu. Ngoài bộ quần áo trên người, bà còn có áo khoác màu vàng sẫm. Bà cho biết, mọi ngày thì giờ này bà đã về nhưng hôm nay vé số bị ế.

{keywords}

Bà Bông ngồi nép mình sát lan can thành cầu.

Không tính con đường từ nhà bà đến chân cầu, chỉ tính từ chân cầu đến chỗ bà đứng phải mất hơn 1km có độ dốc lớn thế mà bà vẫn đi lên. 

Bà nói, đều đặn mỗi ngày sáng từ 5 giờ bà đã có mặt bán đến 11 giờ về nghỉ. Nếu không hết, 1 giờ chiều bà phải ra đứng bán cho đến 3 giờ 30 mới về trả vé cũ (nếu còn) và lấy vé số mới.

Bà là Nguyễn Thị Bông (83 tuổi, ở xã Phước Đông, huyện Cần Đước, Long An). Chồng bà mất đã lâu. Bà có 3 con đã lập gia đình nhưng cuộc sống không ai khá giả. 

"Mình còn làm được thì cứ làm để sống, không phiền đến con cháu", bà bộc bạch.

{keywords}

Bà cụ Nguyễn Thị Bông

Ngày xưa, trước khi có cầu Mỹ Lợi, nơi đây là bến phà. Hai bên bờ bến phà, hàng quán đông đúc, tấp nập. Những lúc chờ phà cập bến là thời khắc mọi người làm ăn buôn bán. 

Xóm bà ở số người sống nhờ bến phà này khá nhiều. Bà không có hàng quán nhưng cũng với xấp vé số trên tay, bà lên phà. Trên những chuyến phà xuôi ngược đông khách bà bán vé số rất chạy. Mỗi ngày có thể tiêu thụ hết 300 vé.

Khi cầu hoàn thành, bến phà ngưng hoạt động. Những người sống nhờ vào bến phà tứ tán khắp nơi. 

Bà trải lòng: "Tôi già rồi biết trôi nổi đâu nữa? Bây giờ hàng ngày tôi lội bộ lên cầu. Mệt nhưng cũng còn kiếm được miếng cơm. Năm ngoái, tôi đang bán thì bất ngờ có chiếc xe du lịch dừng lại. 

Người đàn ông trên xe bước xuống cầm lấy xấp vé số trên tay tôi rồi nói: "Con mua hết cho bà". Sau đó, ông ta lấy trong túi một cọc tiền khá lớn đưa cho tôi mà không cần đếm. 

Ông ta nói tiếp: "Hôm trước con đi ngang có mua vé số của bà và rất may con trúng được số tiền lớn. Nay con xuống để cảm ơn bà, biếu thêm bà ít tiền để bà dưỡng già".

{keywords}

Cầu Mỹ Lợi dài hơn 2km qua sông Vàm Cỏ nối H. Cần Được và TX Gò Công trên QL 50.

Nhờ có số tiền này, bà thuê thợ sửa lại mái nhà vốn đã dột nhiều năm nay. Sau đó, bà vẫn lên cầu hàng ngày để tiếp tục bán vé số kiếm cơm.

Cầu Mỹ Lợi là một cây cầu mới trên quốc lộ 50 ngang qua sông Vàm Cỏ nối huyện Cần Đước (Long An) với TX Gò Công (Tiền Giang). Cầu được khởi công xây dựng vào ngày 25/1/2014 và hoàn thành vào ngày 2/9/2015, có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 2.691 mét.

Trước khi có cầu, việc qua lại con sông nhờ vào bến phà Mỹ Lợi. Sự sống của bến phà kéo theo sự sống của hàng trăm gia đình cư ngụ gần đó. Giờ đây, những cây cầu đã hình thành như Mỹ Thuận, Cần Thơ, Rạch Miễu, Hàm Luông, Cổ Chiên và sắp tới đây sẽ là Vàm Cống, Cao Lãnh xóa đi những bến phà là một bước tiến quan trọng giúp người dân đi lại thuận lơi hơn. 

Nhưng khi nghĩ đến những người sống nhờ vào những bến phà không biết giờ họ sống ra sao, trong tôi vẫn có một chút bùi ngùi.

Một chiếc xe 4 chỗ ghé vào. Họ mua hết cho bà 20 vé còn lại trên tay. Bà mừng lắm bởi hết số vé chiều nay bà sẽ không phải lên cầu. Bà chào tôi rồi quay bước lững thững xuống cầu về nhà trong cái nắng chói chang của mùa hè...

Người xa xứ ở Sài Gòn: 'Tước dây nát tay, kiếm bạc lẻ qua ngày'

Người xa xứ ở Sài Gòn: 'Tước dây nát tay, kiếm bạc lẻ qua ngày'

Chị ngồi dưới tán cây dù trên bãi đất trống. Hai tay chị mang bao tay rất dày. Những cọng dây cáp viễn thông được chị gọt đầu treo lên thành một bó lớn. Chị cặm cụi làm bất chấp bên ngoài trời đang chuyển cơn mưa.

Nam diễn viên bán đồ cũ ở chợ ve chai Sài Gòn

Nam diễn viên bán đồ cũ ở chợ ve chai Sài Gòn

Mỗi tuần họp một lần vào sáng thứ 7 tại quán cà phê nằm sâu trong hẻm 98, đường Linh Đông (phường Linh Đông, quận Thủ Đức, TP.HCM), chợ phiên ve chai đang "bán cái người ta thích và mua cái người ta chán".

Trần Chánh Nghĩa