- Đã nhiều năm nay, gần 400 nhân khẩu của 41 hộ gia đình trong khu tập thể H36 “chờ sập” mòn mỏi sống trong cảnh tắm nhờ, dùng nhà vệ sinh công cộng, cơi nới hành lang thành bếp ăn.

Hạnh phúc chật chội từ bữa cơm gia đình

Đại gia đình cô Nguyễn Lý (khu tập thể H36, tổ 30, cụm 7, phường Xuân La, Tây Hồ) gồm 3 thế hệ sống và sinh hoạt trong “căn hộ” 16m2 chật chội đã nhiều năm.

Cô Lý (50 tuổi) tâm sự, nhà có 2 vợ chồng, 2 con (1 trai, 1 gái), tính cả con dâu, con rể, và 2 cháu nội, tất cả 8 người. “Từ ngày có con rể, cô phải tách khẩu, cho hai con ở riêng một phòng, vợ chồng cô một phòng. Phía cuối tầng là nhà thông gia luôn cháu ạ”.

{keywords}

Mặc dù nóng bức, chật chội, bữa cơm của gia đình nhiều thế hệ vẫn đầm ấm, quây quần. Ông bà và con cháu thường đợi nhau nấu ăn, tắm giặt rồi cùng ăn cơm.

{keywords}

Phần bếp đã cơi nới cùng hành lang chật chội đã trở thành không gian sinh hoạt đầm ấm của cả gia đình.

{keywords}

Tận dụng hành lang để nấu ăn đã trở thành việc “cực chẳng đã”. Vì nhà có trẻ nhỏ nên gia đình phải tận dụng những cửa sắt quây thành một gian để bếp. Giữa thời tiết 38-40 độ C “đứng bếp quả là một cực hình”, chị Huệ (30 tuổi, con gái cô Lý) chia sẻ.

 

{keywords}

Chị Huệ đang dọn dần mâm cơm, trong lúc chờ các thành viên khác đi làm về và tắm rửa. Chị Huệ tự hào: “Mặc dù là bếp cơi nới nhưng chẳng thiếu thứ gì, kể cả chạn bát và chậu rửa. Tất cả phải giữ gọn gàng và sạch sẽ để sự chật chội không tăng thêm”.

{keywords}

“Bếp chật, nhưng vẫn dư chỗ cho nhiều người, tuy hơi tối. Càng ấm cúng cháu ạ”, cô Lý tếu táo.

{keywords}

Anh Thành Nam, con rể cô Lý nướng mực ngay trên mái tôn của những ngôi nhà tầng 1. Khi được hỏi, anh Nam cười trừ: “Chật chội, bất kể chỗ nào chẳng là bếp, cứ nổi lửa lên em.

{keywords}

Bậc cửa cũng được tận dụng để tình cha con nảy nở. Anh Thành Nam nhỏ thuốc mắt cho con trai sau khi hai cha con đi bơi về.

{keywords}

Cô Lý tất bật cắm những bông hoa còn sót lại sau buổi bán hàng ở chợ. Cô hài hước gọi hành lang tầng 2 là “hành lang đa di năng”, bởi đâu chỉ cơi nới được bếp ăn và chậu rửa, cuối tầng còn là phòng tắm chung cho cả gia đình (kiêm gia đình thông gia), trên đầu là dây phơi quần áo. Trên dây phơi là dây điện. “Ngày mưa, nước từ trần ngấm xuống, nguy hiểm đấy nhưng vẫn phải cố mà sống cháu ạ”.

{keywords}

Cô Lý đứng nói chuyện với người hàng xóm qua khung cửa sổ.

{keywords}

“Ở đây nhà nào chẳng khổ như nhau, có mỗi căn phòng 18m2, cả một gia đình, như nhà chị Thắm (hàng xóm – PV), phòng bếp cũng là phòng ăn, phòng ngủ, phòng học của các con”.

 

{keywords}

Gia đình chị Thắm, hàng xóm sát vách nhà cô Lý tận dụng nền đất làm chỗ đặt mâm cơm. “Bàn học của con đặt ngay cạnh bếp, quần áo, chăn màn la liệt, mưa thì ẩm thấp, nóng thì như nung”. Chị Thắm còn kể: “Có hôm đang ngồi ăn cơm thì một mảng vữa rơi ngay vào nồi canh, may người không sao. Cứ leo lên giường là phải mắc màn, vì vữa trên tường rơi xuống là chuyện cơm bữa, chưa kể mùa mưa còn dột, phải hứng chậu ngay giữa giường”.

{keywords}

Bếp nấu của một gia đình chị Trần Thị Mai, sống ở tầng 2 khu nhà cấp 4 của khu tập thể H36 được cơi nới cao so với mặt đất, phải dùng thang, chị và gia đình mới lên căn phòng đó để nấu và ăn cơm ngay tại đó.

{keywords}

{keywords}

Bằng chiếc thang này, chị Mai còn phơi và cất được quần áo trên cao.

Chuyện bi hài ở khu tập thể chờ sập

“Nhiều khi muốn đi vệ sinh phải chạy một vòng quanh khu tập thể”, bác Phạm Thị Pha (57 tuổi, sống trong khu tập thể H36) tếu táo.

{keywords}

Nhà “vệ sinh công cộng” của gần 400 con người, theo bác Pha, ở đây, người ta đã quá quen cảnh sáng sáng xếp hàng để vào nhà vệ sinh, cả người già và trẻ em, chẳng ai thoát khỏi cảnh “bao cấp giữa thời hiện đại”. Người dân kêu trời vì nỗi bất tiện của nhà vệ sinh 4 gian cho 400 con người, 2 gian cho nam, 2 gian cho nữ.

{keywords}

“Nếu có giã cua, băm thịt, chặt xương thì cũng phải nhờ người ta làm hộ ngoài chợ, nếu tự chặt sẽ làm vữa trên trần nhà bên dưới rụng xuống. Không chỉ có thế, dù chỉ lỡ tay làm đổ cốc nước xuống nền nhà thôi là người ở dưới tầng chạy lên kêu ngay”, chị Nguyễn Thị Hạnh (40 tuổi, sống ở tầng 2 khu tập thể H36) phân trần.

{keywords}

Ma trận bảng điện, dây điện trong nhà, buổi tối trước khi bật điện phải lấy điện thoại hay đèn pin để soi, nếu không sẽ dễ bị điện giật. Những ngày mưa dầm mới thực sự là nỗi ám ảnh: “Mưa rào thì chỉ ào một lát rồi khô, đằng này, mưa dầm thấm lâu, chập điện xảy ra như cơm bữa. “Cứ trời mưa to là đêm chẳng dám ngủ, cứ phải canh, nhà sập lúc nào biết lúc đó. Nằm trên giường cứ chân co chân duỗi, nép mình vào để dành chỗ cho cái thau to tướng hứng nước mưa”, chị Hạnh thở dài. 

 

{keywords}

Chị Hạnh cho biết: “Có thể rửa rau, đun nấu ngoài hành lang nhưng có người đi qua đi lại là phải đứng lên, khá bất tiện, lại không được nhỏ một giọt nước nào xuống bên dưới, không người ta lại chạy lên kêu. Nhiều nhà đã cơi nới được phần bếp, tuy nhiên, lại khá tối, hai con học bài ban ngày vẫn phải bật điện”.

Ám ảnh trong kí ức của chị Hạnh về khu tập thể H36 còn là chuỗi ngày xách nước tắm nhờ. Chị nhớ về 5 năm về trước, khi nhà chị chưa ngăn nhà tắm. Cả gia đình phải xuống nhờ nhà tắm của người hàng xóm tầng dưới, rồi đóng tiền nước hàng tháng cho họ.

“Có hôm đi làm về muộn, nhà hàng xóm tầng 1 đi ngủ rồi, tôi vẫn phải gõ cửa xin tắm nhờ. Mặc dù đã đóng tiền nhưng đó là điều vô cùng bất tiện. Bởi vậy, tôi và gia đình sống chết thế nào cũng phải tắm sớm, tắm trước gia đình họ để mình vừa được việc, lại vừa được lòng”.

{keywords}

Hệ thống ống nước chằng chịt, xập xệ.

5 năm sau, nhà chị ngăn được nhà tắm, còn chuyện tế nhị kia thì vẫn phải chạy bộ quanh khu tập thể để đến “nhà công cộng”. “Gọi là nhà tắm cho oai, chứ thực tình cửa giả chẳng có, chỉ có mỗi tấm vải ngăn cho khỏi thông thống. Thấy tấm vải khép kín lại thì biết ở trong đó có người thôi”, chị Hạnh thở dài.

Chị kể trong ngao ngán: “May nhờ có hệ thống ống nước chằng chịt kia, người ta kêu thì cứ kêu chứ nó đỡ sức người. Ngày trước, khi không có cái ống nước, tôi bụng chửa vượt mặt, vẫn phải xách từng xô nước lên để tắm, giặt rồi lại mang nước bẩn xuống đổ. Giờ vẫn phải đóng tiền nước cho nhà người ta, nhưng mình đỡ mất công”.

Đỗ Dung