Bánh trung thu nhân thập cẩm là sự kết hợp cực kỳ tinh tế của nhiều loại nguyên liệu khác nhau về màu sắc cũng như mùi vị và hương thơm. Ngoài việc mua bánh bán sẵn thì bạn cũng có thể tự tay làm những chiếc bánh trung thu thơm ngon để đón Tết Trung thu rồi nhé!

Dưới đây là công thức để có những chiếc bánh thơm ngon, độc đáo mà vô cùng đơn giản:

Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm:

Phần vỏ bánh

– 200 gram nước đường

– 50 ml dầu thực vật

– 1/4 teaspoon (0,25 gram) baking soda (muối nở)

– 300 – 320 gram bột mỳ đa dụng, rây mịn

Phần nhân bánh

- 100gr hạt điều rang bóc vỏ

- 100gr mứt bí

- 100gr mứt sen

- 100gr hạt dưa rang bóc vỏ

- 80gr vừng rang

- 3 chiếc lạp xưởng

- 100gr mỡ đường

- Trứng muối (nếu thích)

- 8-10 lá chanh

Phần làm chất kết dính của nhân:

– 20 gram đường bột

– 40 gram nước lọc

– 50 gram Corn syrup (mật ngô)

– 5 ml hắc xì dầu

– 10 ml dầu mè

– 20 ml rượu mai quế lộ (một loại rượu thơm dùng để làm gia vị nấu ăn)

–70gr bột nếp rang

Hỗn hợp quét mặt bánh:

- 2 lòng đỏ trứng; 1 muỗng cà phê dầu ăn; 1/2 muỗng cà phê nước màu dừa

Dụng cụ cần dùng làm:

– Bát tô sạch

– Khuôn bánh nướng

– Lò nướng

Cách thực hiện:

Đầu tiên là làm nhân bánh

Bước 1: Cho tất cả các nguyên liệu ở phần vỏ bánh (trừ bột mỳ) vào một bát tô sạch rồi trộn đều với nhau. Để nghỉ ít nhất 4 tiếng trước khi làm bánh.

{keywords}

Bước 2: Cho hạt điều, mứt sen, lạp xưởng, mứt bí, hạt bí vào cối xay sơ như vậy các nguyên liệu có kích cỡ phù hợp và hoà quyện hơn. Sau khi xay sơ mới trộn vừng rang, mỡ đường và lá chanh thái sợi vào trộn đều.

{keywords}

Bước 3: Pha hỗn hợp rượu, ngũ vị hương, nước đường, dầu hào nước lọc hoà quyện. Chia hỗn hợp này làm ba phần và bột gạo nếp cũng vậy.

Cứ đổ một lượt hỗn hợp trên lại rắc một lượt bột nếp và trộn đều. Làm như vậy cho đến hết, lúc này nhân đã có độ kết dính.

{keywords}

Bước 4: Chia tỷ lệ nhân và vỏ như sau: Nhân chiếm 2/3, vỏ 1/3 trọng lượng bánh. Chia nhân theo trọng lượng phù hợp với khuôn bánh rồi viên tròn.

{keywords}

Bước 5: Cho bột và backing soda trộn đều, khoét lỗ tròn ở giữa rồi cho phần nguyên liệu còn lại vào giữa. Dùng thìa cứng khuấy dần từ trong ra ngoài. Nhào bột nhanh đến khi hỗn hợp hoà trộn.

{keywords}

Bước 6: Sau đó bọc khối bột lại ủ trong 30 phút.

Bước 7: Sau khi bột ủ xong bạn rắc ít bột mỳ khô ra bàn cán, để một lớp thật mỏng, chia khối bột theo tỷ lệ như trên, viên tròn rồi cán bột thành miếng mỏng.

Bước 8: Đặt nhân vào giữa rồi bọc kín lại. Sau đó, lắp khuôn cho khối bánh vừa viên vào khuôn rồi ấn nhẹ nhàng cho ra hoa văn là được. Chú ý khuôn bánh phải được xử lý chống dính bằng 1 trong 2 cách sau: Hoặc là xoa một lớp dầu mỏng vào khuôn bánh, hoặc dùng bột mỳ khô phủ một lớp mỏng vào khuôn trước khi đóng bánh.

{keywords}

Bước 9: Để bánh chín hoàn toàn thì cần nướng bánh làm 3 lần. Chuẩn bị hỗn hợp trứng phết bánh: 1 lòng đỏ trứng, 1 ít nước, 1 ít dầu mè hoặc dầu ăn.

Bật lò trước 10 phút ở 200 độ. Cho bánh vào nướng trong thời gian khoảng 5 phút thấy bánh vừa chín đục, se mặt bánh thì bỏ ra ngoài. Xịt nước cho bánh nguội bớt.

Khi bề mặt bánh khô lại thì phết 1 lớp trứng. Dùng chổi lông nhỏ phết 1 lượt rồi thôi, không phết nhiều lần sẽ đọng lại những bong bóng li ti của trứng và làm mất nét hoa.

Để bánh nghỉ 10-15 phút cho bánh nguội bớt rồi lại cho vào lò nướng lần 2 trong khoảng 5- 7 phút.

Bỏ khay ra ngoài để bánh nguội, phết trứng lần 2.

Làm như vậy tổng cộng 3 lần là bánh chín. Lần nướng cuối bạn để ý sau khi nướng khoảng 10 phút mà bạn muốn có màu đẹp hơn thì có thể nướng lâu hơn một chút.

Bánh mới nướng có thể hơi cứng nhưng sau 1 ngày bánh sẽ xuống dầu và có màu nâu bóng đẹp.

Lúc này bạn có thể cắt miếng bánh mời người thân trong nhà, hoặc có thể cho bánh vào hộp và đóng gói để gửi những chiếc bánh nướng Trung Thu nhân thập cẩm cho những người bạn yêu quý thưởng thức.

Lưu ý: Các nguyên liệu cần được thái nhỏ về cùng kích cỡ, kích thước trung bình là cỡ hạt lựu. Nếu các nguyên liệu quá to, khi nắm lại thành nhân tròn sẽ rất khó lúc đó sẽ cần nhiều bột và nước để kết dính. Đến lúc ăn ngoài cảm giác rời rạc sẽ còn cảm giác của vị bột rất nhiều.

Định lượng nhân có thể thay đổi, thêm bớt các nguyên liệu tùy vào khẩu vị của mỗi người.

Các bạn không được thay thế bột bánh dẻo bằng bột khác như: bột ngô hay bột mì. Rượu các bạn không nên cho quá nhiều khiến bánh có mùi nồng và vị đắng. Bột bánh dẻo cũng chỉ trộn vừa đủ, quá nhiều sẽ làm nhân khô và cứng khi bánh nguội

Chúc các bạn thành công với cách làm bánh Trung thu nhân thập cẩm!

Nguyễn Chắt (th)