Đó là hình ảnh rất đỗi ngọt ngào mà bà chủ TH true MILK Thái Hương nói về nguồn lực đóng góp của cộng đồng dành cho Chương trình Sữa học đường. Gọi chương trình Sữa học đường quốc gia là cánh cửa hạnh phúc của trẻ em Việt Nam, bà Thái Hương tin rằng những “bà mẹ xã hội' sẽ giúp trẻ em nghèo trên khắp cả nước chạm tới cánh cửa này.

Trong đêm hội Cầu truyền hình trực tiếp Sữa học đường- Vì tầm vóc Việt diễn ra ở 3 đầu cầu Hà Nội, Nghệ An, TP.HCM, ý tưởng Bà mẹ xã hội được ủng hộ mạnh mẽ. Đầu mối huy động nguồn lực của Bà mẹ xã hội là tài khoản Sữa học đường- Vì tầm vóc Việt đã nhận được những khoản ủng hộ lớn đầu tiên cho trẻ em nghèo

“Bà mẹ xã hội” nâng giấc mơ tầm vóc Việt

Nuôi được bò, làm ra sữa tốt, cải tổ ngành sữa, doanh nhân Thái Hương đang tiếp tục thực hiện mục tiêu mới: Đưa sữa phục vụ đông đảo trẻ em trong chương trình mang tầm vóc quốc gia.

Những năm qua, cái tên Thái Hương và TH true MILK khiến ngành sữa trong nước sôi sục. Câu chuyện của bà Thái Hương không chỉ là việc lách cửa hẹp, thành công trong một thị trường đã định hình. Mà cao hơn, bà đã làm “đảo lộn”, thay đổi bản chất ngành sữa khi tạo ra sự chuyển dịch ngầm: Các đại gia trong và ngoài ngành sữa quay ra lập trại, nuôi bò để cạnh tranh lại với TH true MILK.

Sự đột phá trong một ngành nghề kinh doanh chuyên biệt sẽ không có gì đáng để tốn nhiều giấy mực nếu đó không phải là ngành sữa - một ngành có khả năng tác động sức khoẻ, mở ra tương lai cho thế hệ trẻ. Với bà Thái Hương, khi đã có tiếng vang trong và ngoài nước, mối bận tâm lớn nhất của bà hiện nay là làm sao đưa được những ly sữa tốt nhất đến cho trẻ em nhằm tạo ra nguồn nhân lực khoẻ về thể chất và tinh thần trong tương lai.

{keywords}

Bà Thái Hương với tấm lòng rộng mở “Vì tầm vóc Việt”

Trong câu chuyện ngành sữa, việc bà ấp ủ, chuyên tâm nhất hiện nay chính là làm sao đưa được loại sữa tươi phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ vào tất cả trường học trên toàn quốc (không chỉ của TH true MILK mà có các hãng sữa khác tham gia) và tất cả trẻ em đều được uống sữa học đường, không kể giàu nghèo.

Tại cầu truyền hình trực tiếp, bà rất thẳng thắn chia sẻ: “Trong số hơn 12 triệu trẻ em mẫu giáo, tiểu học hiện nay chỉ có 1 triệu trẻ thuộc gia đình nghèo; trẻ thuộc gia đình cận nghèo khoảng 400 nghìn trường hợp; những con số đó không quá lớn. Vì vậy, để Chương trình này được thành công, không còn con đường nào khác đó là sự tham gia của “bà mẹ xã hội”. Đây phải coi là cuộc cách mạng nguồn lực cho đất nước, khi chúng ta quyết tâm hoàn toàn có thể làm được”.

{keywords}

Ở các nước mạnh về tài chính, cái việc cho trẻ uống sữa ở trường như một việc đương nhiên do chính quyền lo liệu. Ở ta, dù được hoạch định cách đây 5 năm nhưng chương trình sữa học đường quốc gia vẫn không triển khai được. Thế nên, những năm qua, sữa học đường tự phát. Trẻ thành phố được bố mẹ đóng tiền; trẻ ở nông thôn, miền núi thì bữa đực bữa cái từ nguồn sữa từ thiện.

...

Mọi ủng hộ xin gửi về:

Tài khoản Sữa học đường Vì tầm vóc Việt

003001060009999

Ngân hàng TMCP Bắc Á

Ở tình thế đó, tài thao lược về tài chính của bà Thái Hương có cơ hội phát huy. Bà nghĩ cách hỗ trợ các bà mẹ nghèo, cận nghèo và các bà mẹ còn lại. Bà mẹ nghèo được hỗ trợ 100% chi phí mua sữa; bà mẹ cận nghèo được hỗ trợ 50 %; các bà mẹ còn lại được hỗ trợ 30%. Chi phí giảm trừ đó sẽ lấy từ ngân sách, đóng góp của cộng đồng. Trong đó, doanh nghiệp sữa sẽ tham gia với tinh thần “trợ giá” tối đa, chỉ hoà vốn, không nhằm mục đích kiếm lời.

Nói là làm, tập đoàn TH đã đồng hành cùng UBND tỉnh Nghệ An triển khai Chương trình Sữa học đường trong năm học 2015-2016, toàn tỉnh có 17 huyện thị hưởng ứng với gần 215 nghìn học sinh mẫu giáo và tiểu học tham gia.

{keywords}

Chị Vi Thị Hòe, hộ cận nghèo xã Nghĩa Hội (Nghĩa Đàn, Nghệ An) chỉ phải đóng 60.000 đồng/tháng cho con uống sữa (180ml/ngày, 5 ngày/tuần)

“Với cách làm hỗ trợ từng người mẹ, năm qua, Tập đoàn TH đã đóng góp hơn 30 tỷ đồng cùng với tỉnh Nghệ An thực hiện cho toàn bộ trẻ em được uống sữa, không kể giàu nghèo”- bà nêu thực tế.

Giải pháp tài chính linh hoạt, cộng đồng trách nhiệm với vai trò “bà mẹ xã hội” này chính là một trong những tiền đề quan trọng để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình sữa học đường trên phạm vi toàn quốc (bà Thái Hương chủ động đệ trình Chính phủ phương án đã làm tại Nghệ An).

“Hàng rào” ngăn cản lòng tham và sự vô cảm

Trong quyết định của Thủ tướng có một nội dung tối quan trọng có sự đóng góp không nhỏ của TH true MILK và bản thân bà Thái Hương. Đó là quy định về kiểm soát chất lượng sữa.

{keywords}

Ông Nguyễn Thanh Phong- Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm công bố Quyết định về quy định sản phẩm sữa tươi học đường ngày 28/9

Lâu nay, sữa đưa vào trường học đều được gọi chung là sữa học đường nhưng thực ra đủ các loại khác nhau. Sữa nhái nhãn mác, sữa không đủ hàm lượng đạm, thậm chí sữa dành riêng cho người gầy được đưa vào trường học theo lối cắt phần trăm, chia hoa hồng diễn ra phổ biến.

Không đi bằng lối đi theo kiểu ăn xổi đó, bà Thái Hương quyết định cùng Viện dinh dưỡng Quốc gia, chuyên gia dinh dưỡng ở Pháp khảo sát thể trạng của trẻ để đưa ra công thức thích hợp nhất.

Sản phẩm tạo ra (TH School Milk) được tạo ra từ nguồn sữa tươi nguyên liệu của trang trại TH bổ sung các vi chất phù hợp với trẻ được thực nghiệm lâm sàng trên 3.600 trẻ tại huyện Nghĩa Đàn. Thực nghiệm đã đem lại những kết quả rõ rệt (được các chuyên gia và Bộ Y tế xác nhận có tác dụng cải thiện rõ rệt cho thể trạng của trẻ).

Những bước thử nghiệm đó là tiền đề để bà Thái Hương kiến nghị với Bộ Y tế ban hành quy chuẩn riêng cho sữa học đường. “Phải kiểm soát bằng được chất lượng sữa. Để sữa học đường thực sự thành công, quan trọng là cho trẻ uống sữa gì chứ không quan trọng là uống được bao nhiêu” - bà Thái Hương phân tích.

Theo Quyết định 1340/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu phải ban hành quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường. Ngay trong ngày 28/9, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định này. Theo bà, đó chính là “hàng rào” để ngăn cản lòng tham, sự vô cảm vào trường học.

{keywords}
TH đóng góp 25 triệu ly sữa học đường trong vòng 5 năm cho Quỹ Sữa học đường - Vì tầm vóc Việt

Bà nói: “Sau khi Nhà nước ban hành quy chuẩn sữa học đường, không chỉ TH true MILK mà bất cứ doanh nghiệp nào đủ điều kiện cũng có thể đấu thầu tham gia. Bản thân chúng tôi đã chuẩn bị một cách bài bản để tham gia chương trình này với định hướng không vì mục tiêu lợi nhuận; thậm chí chỉ nhận hoà vốn để góp phần khẳng định tầm vóc, trí tuệ người Việt. Chúng tôi mong tinh thần đó lan toả đến các hãng sữa tham gia chương trình này”.

...

“Chương trình truyền hình Vì tầm vóc Việt việc do Đài truyền hình Việt Nam, Tập đoàn TH, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện hôm nay là một hoạt động nhiều ý nghĩa, nâng cao nhận thức về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em; vận động các nguồn lực xã hội giúp cho trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học được uống sữa; nâng cao tầm vóc thể lực của trẻ; góp phần thực hiện thành công công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo. Chúng tôi mong nhận được sự quan tâm của toàn xã hội đến chương trình sữa học đường”.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ

Bảo Anh- Hồ Điệp