Theo nhà phê bình ẩm thực kiêm blogger, Tomako Shiratori: “Người Nhật có mối liên hệ đặc biệt với lá vàng khi sử dụng nó để bày tỏ sự tôn kính trong các ngôi chùa bằng cách mạ nhiều lớp lá vàng lên tượng Phật để chúng lung linh trong ánh nắng. Điều này khiến các đầu bếp cao cấp nảy ra ý tưởng thêm vàng vào các món ăn khiến chúng trở nên tinh tế và sang trọng hơn". 

 

Shimatori sống ở Tokyo nhưng cô thích du lịch khắp đất nước để thử và viết về những món ăn yêu thích, bao gồm nhiều bữa ăn được dát vàng ở Kanazawa. Kanazawa, được biết đến như một Kyoto thu nhỏ với những khu vườn được cắt tỉa cẩn thận, là nguồn cung cấp lá vàng hàng đầu của Nhật Bản. Thành phố sản xuất 98% tất cả các loại vàng lá của đất nước, thu hút khách du lịch đến thưởng thức các loại ẩm thực đặc biệt cũng như các công viên và lâu đài từ thời Samurai nổi tiếng.

 

Vàng lá (hay maiko trong tiếng Nhật) được đặt trên sushi, kem ốc quế hoặc bất cứ món ăn nào bằng cách sử dụng nhíp đặc biệt. Lá vàng mỏng đến mức có thể bao phủ mọi đường nét của thực phẩm mà không cần bất kỳ loại chất kết dính nào. Nó tan chảy trên thức ăn nóng, và khi phủ lên đồ lạnh nó sẽ đông lại nhưng không mang mùi vị và hoàn toàn vô hại.

Shimatori gợi ý nên bắt đầu từ món korokke mới nướng, bánh croquette hoặc một bữa trưa thông thường của Nhật Bản được phục vụ với kem béo vàng tại Ville de Croquettes. Cô cũng gợi ý mọi người nên thử món sushi bọc vàng từ Kirari, sữa lắc bánh castella với vảy vàng ở Ukeain, và tất nhiên là kem bọc vàng.

 

Ngoài kem và sushi, còn có chocolate và dâu tây nhúng vàng, cà phê phủ vàng, thậm chí cả đồ ăn nhẹ như rong biển vẩy lá vàng. Trên thực tế, có những phiên bản bọc vàng của hầu hết mọi thứ bạn có thể muốn mua ở Kanazawa: đồ trang điểm, vỏ điện thoại di động và thậm chí cả thẻ nhớ USB.

Kanazawa, dịch theo nghĩa đen từ tiếng Nhật là "đầm lầy vàng" đã sản xuất vàng lá trong hơn 400 năm và trở thành khu vực sản xuất hàng đầu của Nhật Bản trong quá trình trùng tu lâu đài Kanazawa, sau khi nó bị phá hủy trong một trận hỏa hoạn vào thế kỷ 19. Kể từ đó, thành phố đã hoàn thiện quy trình tinh xảo trong sản xuất và lá vàng của nó rất được săn đón trên khắp thế giới.

Vàng lá được sản xuất bằng cách trộn vàng với bạc và đồng, được kẹp giữa giấy thấm và được đánh nhiều lần bằng máy thành các tấm có độ dày 0.0002mm. Vì có độ mỏng như vậy nên nó sẽ biến mất giữa các ngón tay khi bạn cọ xát mạnh, do vậy bạn có thể thưởng thức các món ăn được dát vàng mà không hề có cảm nhận khó chịu nào.

 

Ngành công nghiệp lá vàng rất quan trọng ở Kanazawa, có cả một bảo tàng lá vàng trong thành phố dành riêng cho quá trình tạo ra nó. Bảo tàng mở cửa vào năm 1974 bởi Yasue Takaaki, một người địa phương rất nổi tiếng và ông hy vọng, phong tục truyền thống không biến mất trong thời hiện đại. Bảo tàng có hơn 300 tác phẩm được trưng bày.

Cách làm kim chi Hàn Quốc ngon đúng chuẩn, ăn là mê

Cách làm kim chi Hàn Quốc ngon đúng chuẩn, ăn là mê

Gần giống với món dưa muối ở Việt Nam, Kim chi được làm từ rau lên men có vị chua dịu hoà quyện với vị cay nồng của ớt chắc chắn sẽ khiến bạn mê mẩn khi thưởng thức.

Thành phố khắp nơi dát vàng ở Nhật Bản

Thành phố khắp nơi dát vàng ở Nhật Bản

Thành phố Kanazawa nổi tiếng với nghệ thuật dát vàng. Đi bất kỳ đâu, du khách cũng có thể thấy những thứ dát vàng như đồ vật, món ăn...

Theo Dân Việt