{keywords}{keywords}
{keywords}

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương, Tết “giết sâu bọ” là ngày 5.5 âm lịch. Năm 2021, ngày 5.5 âm lịch rơi vào ngày 14.6 dương lịch.

Ngày Tết Đoan Ngọ trong các triều đại phong kiến, trong cung đình và dân gian có những nghi thức và phong tục khác nhau.

{keywords}

Trong cung đình, dưới thời Lê, vua và triều đình long trọng tổ chức nghi lễ cúng tế tổ tiên, lễ thường triều và ban yến, ban quạt cho các quan thể hiện quyền uy của bậc thiên tử và mang giá trị nhân văn sâu sắc. Các nghi thức tế lễ được tổ chức ở Thái Miếu và điện Chí Kính.

{keywords}

Ngày Tết Đoan Ngọ có một nghi lễ đặc biệt là lễ ban quạt. Nhà vua tiến hành ban quạt cho các quan. Trước đó, triều đình giao cho bộ Hộ cấp phát tiền công để chuẩn bị quạt ban trong ngày Tết Đoan Ngọ.

{keywords}

Làng Đào Xá thuộc tổng Ngọc Cục, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương xưa (nay là làng Đào Quạt, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) được giao trọng trách làm các loại quạt như quạt ngà voi, quạt đồi mồi… để phục vụ đời sống cung đình, quan lại, quý tộc và quạt bình dân phục vụ đời sống nhân dân.

{keywords}

Quạt sau khi làm xong được đệ tiến vào Văn miếu, Vũ miếu và vua sai ban cho Hoàng thân, Vương thân, quan văn võ đang tại chức, binh doanh các cơ, đội thuộc Bộ. Lễ ban quạt cũng được tổ chức ở bên Phủ Chúa. Ân điển ban quạt của nhà vua còn ý nghĩa sâu sắc là ban “Phúc lành, Sức khỏe, Bình an”.

{keywords}

Trong dân gian, ngày Tết Đoan Ngọ cũng có những phong tục hết sức độc đáo trong đó có tục đeo bùa ngũ sắc.

Bùa ngũ sắc (còn gọi là dây trường mệnh, bùa tua bùa túi) được khâu từ các mảnh lụa hoặc the vụn thành hình các loại quả có ở địa phương và buộc chỉ ngũ sắc kết tua để xua đuổi côn trùng chống gió còn là vật trang sức, cầu may mắn, bình an.

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, người lớn thường đeo cho trẻ nhỏ chùm bùa ngũ sắc. Túi vải hình vuông đựng hạt mùi khô ở ngực, buộc chỉ ngũ sắc ở cổ tay và cổ chân.

{keywords}

Dân gian tin rằng: Chỉ ngũ sắc ứng với màu ngũ hành giúp trừ tà; bột hùng hoàng có tác dụng xua đuổi rắn, rết; hạt mùi kỵ gió; trái cây ngụ ý giết sâu bọ. Những túi bùa ngũ sắc được may bằng vải lụa với các màu sắc sặc sỡ, khâu thành hình trái đào, quả khế, quả quất, buộc chỉ ngũ sắc kết tua.

Với quan niệm xua đuổi tà khí và tránh các tác động có hại của tự nhiên như nóng, rắn rết tấn công và mong con cái khỏe mạnh. Vào ngày tết Đoan Ngọ xa xưa, các bà mẹ thường mang áo lụa mới đến chùa, đình xin ấn son rồi mang về cho trẻ con mặc.

Cũng có nơi người ta nhuộm móng chân, móng tay cho con trẻ. Chất liệu để nhuộm móng là cây lá móng. Lá móng sau khi lấy về sẽ được giã nhỏ, thêm vài giọt nước chanh, trộn đều rồi đắp vào các móng tay (trừ móng tay trỏ) và móng chân.

{keywords}

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên khá dân dã đó là ngày “giết sâu bọ". Hiểu đơn giản, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Theo truyền thuyết kể lại, một ngày sau khi thu hoạch, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo đến dày đặc, ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Mọi người đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên, có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.

{keywords}

Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hàng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.

Dân chúng biết ơn và để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày Tết “diệt sâu bọ", nhiều người gọi nó là Tết Đoan ngọ vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Sách Đồng Khánh địa dư chí chép: "Tết Đoan Ngọ chuẩn bị đầy đủ rượu và hoa quả lễ tổ tiên từ sáng sớm. Mọi người đều uống rượu, ăn hoa quả, gọi là giết sâu bọ. Hôm ấy, người ta hái các loại thuốc cất giữ để sử dụng, hái lá ngải tùy theo năm mà bó thành hình con vật tượng trưng của năm đó…".

Duy Khánh
Ảnh: Trần Hảo
Video: Hồng Khanh, Thu Hằng, Xuân Quý

10/12/2021 05:01