Từ xa xưa, người Thái đen có quan niệm, chết là tiếp tục "sống" ở thế giới bên kia. Vì vậy, đám ma là lễ tiễn người chết về "mường trời". Người chết được hỏa thiêu từ ngàn đời nay và thường được đồng bào ví von là “tắm lửa”.

Ma chay của người Thái rất phức tạp, sau khi một người qua đời thì công tác chuẩn bị là bước đầu tiên, tiếp theo là nghi lễ, cuối cùng là an táng.

Khi có người thân mất người thân trong nhà sẽ ra ngoài thét to rằng: "Ôi, trời ơi đất ơi, bản làng ơi người nhà của tôi (nói tên người mất) đã ra đi...." (trước kia thường có súng kíp thì người thân sẽ bắn chỉ thiên ba lần để báo hiệu gia đình có người mất). Khi được tin này già làng (trưởng bản) sẽ đánh trống gọi dân đến phân công nhiệm vụ để đến giúp đỡ gia đình làm ma chay. Mỗi gia đình trong bản sẽ đến góp một bát gạo, hai chai rượu, gia đình nào khá giả hơn có thể góp nhiều hơn hoặc góp tiền.

Một người mất đi là một sự mất mát lớn đối với gia đình và họ hàng, chỉ cần nghe tin người thân mất thì những người thân trong gia đình dù ở bất cứ nơi đâu cũng sẽ phải nhanh chóng về nhà. Lúc này người thân sẽ cho người đi mời ông thầy phúng và cũng sẽ báo cho các dâu, rể về nhà và chọn ra 5 đến 9 người là con rể hoặc cháu rể trong họ hàng để tiến hành nghi lễ, rể cả (khười cốc) là quan trọng nhất, là người không bao giờ được rời khỏi nhà, phải túc trực đến khi người mất được an táng xong xuôi, rể cả được chọn nếu là con rể cả của người đã mất là tốt nhất, nếu không có con rể thì có thể chọn cháu rể và phải là người Thái, nếu người dân tộc khác thì phải biết tiếng Thái, điều này rất quan trọng, người làm rể cả không biết tiếng Thái thì nghi lễ sẽ không thể tiến hành hoàn chỉnh.

{keywords}
Theo tục lệ, đám tang ông Quàng Văn Xôm ở bản Tà Vài, xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La cũng diễn ra 3 ngày.
{keywords}
Ông Xôm được quàn trong quan tài (lông) đan từ tre bọc bên ngoài là các lớp vải trắng và thổ cẩm đặc trưng của người Thái, một cây tre càng cao càng tốt để làm cây thăng thiên (cò chau phạ) nếu người mất là nam giới, cây này được mang về và lấy thổ cẩm (khít) để bọc từ ngọn đến gốc và để dư ra giống như bờm ngựa.
{keywords}
Tất cả vải vóc trong gia đình được bỏ hết ra ngoài, mỗi khi có người thân, họ hàng đến thì sẽ cắt làm khăn tang cho từng người. Người nhiều tuổi hơn (anh, chị, chú bác ruột...) sẽ tang bằng thổ cẩm (khít), người ít tuổi hơn (con, em, cháu, chắt, họ hàng xa...) sẽ tang khăn trắng (phải chau), bố mẹ (nếu còn sống) sẽ không mang khăn tang con.
{keywords}
Các cụ bà cao tuổi mặc trang phục có màu sắc sặc sỡ, trong tay cầm dụng cụ xua đuổi tà ma.
{keywords}
Đến bữa người rể cả sẽ làm cơm gọi hồn người đã mất đến ăn, thầy phúng ngồi cạnh rể cả đọc bài mời hồn về ăn cơm và rể cả sẽ đọc theo từng câu. Sau khi đã làm đủ 3 bữa cho hồn người đã khuất ăn (3 bữa đúng thời gian: ăn sáng, ăn trưa, ăn tối) hoặc sau khi người đã khuất đã qua 1 đêm trong nhà thì sáng hôm sau sẽ tiến hành mổ trâu làm thịt rồi làm món quen thuộc nhất của người Thái là "lạp trâu" để mời hồn người đã mất ăn bữa cuối cùng trước khi về trời, sau khi ăn xong sẽ là lễ đưa hồn người đã mất về trời (chau côn tài khửn phạ).
{keywords}
Người thân, con cháu khóc thương bên quan tài người đã khuất.
{keywords}
Mọi người đều phải buộc chỉ cổ tay trước khi tiễn đưa người đã mất ra khu “rừng ma” – khu nghĩa địa của bản, nơi tiến hành thủ tục hỏa táng.
{keywords}
Đúng giờ đẹp, quan tài cụ Quàng Văn Xôm được đưa ra khỏi nhà.
{keywords}
Chuẩn bị xuất phát đến “rừng ma”. Các rể còn lại được gọi là rể khiêng (khười hàm), những người này phải là con rể, cháu rể trong họ hàng, được chọn để khiêng quan tài.
{keywords}
Dẫn đầu đoàn là thầy phúng trong trang phục làm lễ trên tay là thanh gươm làm lễ.
{keywords}
Dọc đường đi đến “rừng ma”, họ hàng con cháu luân phiên làm cây cầu tượng trưng tiễn người đã khuất về “mường trời”.
{keywords}
Những người làm rể trong họ khiêng quan tài bước qua những nhịp “cầu người” tiễn đưa cụ Quàng Văn Xôm.
{keywords}
Không thể thiếu mâm cỗ cúng khi tiễn đưa người đến “rừng ma”.
{keywords}
Trên đường đi, thỉnh thoảng cả đoàn dừng lại nghiêm cẩn làm lễ tỏ lòng biết ơn, thương tiếc cụ Xôm.
{keywords}
Quan tài cụ Xôm được đặt lên khối gỗ cao hơn đầu người đã được xếp sẵn ở “rừng ma”.
Nghi lễ nổi lửa trong tiếng khấn lầm rầm của thầy phúng và con cháu, theo tục lệ, những cành lá được khua lên để xua đuổi tà ma.{keywords}
Nghi lễ nổi lửa trong tiếng khấn lầm rầm của thầy phúng và con cháu, theo tục lệ, những cành lá được khua lên để xua đuổi tà ma.
{keywords}
“tắm lửa” diễn ra lặng phắc, chỉ có tiếng khóc dấm dứt của những người đưa tiễn.
{keywords}
Con cháu đưa tiễn cụ Quàng Văn Xôm sụt sùi khóc bên ngọn lửa tiễn người dương gian về “mường trời”.

Ảnh: Nguyễn Quý