Tờ Nature Journal cũng ghi nhận mục tiêu cao cả của VinFuture khi hướng tới tôn vinh giá trị của những nghiên cứu góp phần thay đổi thế giới.

Tạp chí Nature dẫn lời phỏng vấn GS. Gérard Mourou, người đoạt giải Nobel Vật lý năm 2018: “Tất cả chúng ta có thể không nói cùng một ngôn ngữ, nhưng chúng ta có thể kết nối các nhà khoa học trên Trái Đất này để cùng hướng tới một mục tiêu chung, như đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 và các vấn đề thách thức khác. Đây là một điều vô cùng đáng khích lệ và là một ví dụ tuyệt vời về tinh thần đoàn kết trên phạm vi toàn cầu”. 

{keywords}
 Nhà khoa học Gérard Mourou - người đoạt giải Nobel Vật lý năm 2018 

Đặc biệt, theo bà Lê Mai Lan - Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Đại diện uỷ quyền Quỹ VinFure cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, giải thưởng khoa học toàn cầu VinFuture đã có hơn 700 nhà khoa học, tổ chức uy tín đến từ hơn 36 quốc gia, đại diện cho 6 châu lục đăng ký tham gia gửi đề cử sau hơn 1 tháng mở cổng tiếp nhận.

“Con số ấn tượng cho thấy sự hưởng ứng tích cực từ cộng đồng khoa học thế giới, cũng như mục tiêu ý nghĩa phụng sự nhân loại của VinFuture”, bà Lan nhấn mạnh.

Tạp chí khoa học hàng đầu quốc tế dẫn thông tin, xuất phát điểm từ Việt Nam, giá trị tiền thưởng của VinFuture Grand Prize lên tới 3 triệu USD. Đây là giải thưởng có giá trị gấp ba lần so với bất kỳ giải thưởng khoa học nào khác trong khu vực. Ngoài, ra VinFuture còn dành 3 giải đặc biệt, mỗi giải có giá trị 500 nghìn USD cho các nhà khoa học nữ, nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển và các nhà khoa học nghiên cứu trong các lĩnh vực mới.

{keywords}

Buổi hội thảo về Giải thưởng VinFuture vào ngày 2/4 quy tụ các nhà khoa học trên toàn cầu 

Song hành với các giải thưởng khoa học nổi tiếng như Nobel, Turing và Fields, giải thưởng VinFuture cam kết ghi nhận những nghiên cứu và đổi mới công nghệ mang tính đột phá nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, đồng thời tạo ra một thế giới bình đẳng và bền vững hơn. Việc này được VinFuture cam kết thông qua các tiêu chí đề cử của giải thưởng, chẳng hạn như sự phù hợp với ít nhất một Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (SDGs).

Bà Lê Mai Lan chia sẻ thêm: “Cần có các giải thưởng để thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ cho tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, quốc tịch, giới tính hay thu nhập.

“Các nhà khoa học nhận thức sâu sắc về sự đa dạng và mức độ nghiêm trọng của các vấn đề mà xã hội chúng ta đang phải đối mặt ngày nay. Bởi vậy, bất kỳ sáng kiến nào như giải thưởng VinFuture Prize sẽ được cộng đồng nhiệt liệt chào đón”, GS. Mourou, nhà khoa học nổi tiếng và cũng là một trong những thành viên Hội đồng giải thưởng nhận định.

Đây chính là động lực mạnh mẽ đằng sau việc thành lập một giải thưởng khoa học và công nghệ mới, với mong muốn tôn vinh giá trị của những nghiên cứu góp phần thay đổi thế giới.

(Nguồn: Nature.com)