Về mức tiêu thụ dữ liệu di động hàng năm, lưu lượng dữ liệu hàng năm trên mạng 5G ở Trung Quốc cũng được dự báo sẽ đạt 782 exabyte vào năm 2025, chiếm gần 60% tổng mức tiêu thụ dữ liệu 5G của thế giới.

Jiancao Hou, nhà phân tích cấp cao về hạ tầng mạng di động và mạng 5G tại ABI Research cho biết: “Không giống như những quốc gia triển khai sớm 5G như Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Phần Lan, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác trên thế giới, các nhà khai thác di động ở Trung Quốc thuộc sở hữu của chính phủ, điều đó cho phép họ nhận được sự hỗ trợ to lớn từ chính phủ để phát triển mạng 5G, đặc biệt là trong thị trường tiêu dùng.

{keywords}
Trung Quốc dự kiến đạt 739 triệu thuê bao 5G vào năm 2025

Từ góc độ phổ tần số, các nhà khai thác di động đã nhận được giấy phép phổ tần 5G để thử nghiệm vào năm 2018, mang đến cho họ cơ hội tuyệt vời để hoạch định các chiến lược triển khai mạng tốt nhất và sẵn sàng cho việc ra mắt thương mại 5G vào năm sau. Hơn nữa, “cuộc chiến thương mại hiện tại và lệnh cấm của các nhà cung cấp nội địa Trung Quốc không làm chậm việc triển khai 5G ở Trung Quốc, ít nhất là trong vòng 2 đến 3 năm tới”.

Báo cáo cũng cho thấy, các nhà khai thác di động Trung Quốc đã triển khai tổng cộng 690.000 trạm gốc 5G tính đến tháng 10/2020.

Các nhà khai thác di động China Unicom và China Telecom đang cùng hợp tác triển khai cơ sở hạ tầng mạng truy cập vô tuyến 5G (5G RAN) dựa trên kiến trúc độc lập (SA) và cùng chia sẻ nguồn tài nguyên phổ tần số. Trong khi, nhà khai thác di động China Mobile tiếp tục thúc đẩy giải pháp mạng chế độ kép (kết hợp cả mạng 5G không độc lập (NSA) và mạng 5G độc lập để hỗ trợ tốt hơn cho việc chuyển vùng quốc tế đồng thời thảo luận chiến lược hợp tác với nhà mạng China Broadcasting Network.

Nhà phân tích Jiancao Hou cũng cho biết thêm: “Không có hướng dẫn chiến lược rõ ràng để thúc đẩy truy cập phổ tần được cấp phép hoặc chia sẻ phổ tần không được cấp phép trong thị trường viễn thông Trung Quốc ở giai đoạn hiện tại. Việc triển khai cáp quang toàn diện trên toàn quốc cũng như triển khai Truy cập vô tuyến cố định (FWA) và sử dụng băng tần sóng milimet (mmWave) vẫn chưa nhận được sự quan tâm nhiều của các nhà mạng, ngoại trừ việc giảm tải lưu lượng tại các điểm ‘nóng’.”

Nhà phân tích này cũng nhấn mạnh rằng, lệnh cấm sử dụng thiết bị của các nhà cung cấp Trung Quốc từ các quốc gia khác trên thế giới có thể kích thích sự hồi sinh của chuỗi cung ứng nội địa tại thị trường Trung Quốc.

Theo thống kê hàng tháng được công bố trên trang web của các nhà mạng cho thấy, các nhà mạng di động Trung Quốc đã bổ sung tổng cộng 16,94 triệu thuê bao 5G trong tháng 2 vừa qua. Trong đó, China Mobile, nhà mạng lớn nhất thế giới về lượng thuê bao, đã bổ sung thêm 4,19 triệu thuê bao 5G, nâng tổng số thuê bao 5G của họ lên 173,16 triệu, so với 15,4 triệu thuê bao 5G vào tháng 2/2020.

Trong khi đó, nhà khai thác đối thủ China Telecom đã bổ sung tổng cộng 6,2 triệu thuê bao 5G vào tháng 2, nâng tổng số thuê bao 5G lên 103,37 triệu. Ngoài ra, China Unicom đã kết thúc tháng 2 với 84,5 triệu thuê bao 5G, tăng từ 77,95 triệu thuê bao 5G của tháng trước.

Phan Văn Hòa (theo Rcrwireless)

Người dùng 5G tại Hàn Quốc vẫn khao khát tốc độ nhanh hơn

Người dùng 5G tại Hàn Quốc vẫn khao khát tốc độ nhanh hơn

Sau 2 năm ra mắt mạng 5G thương mại, người dùng 5G tại Hàn Quốc vẫn khao khát được phủ sóng rộng hơn và tốc độ nhanh hơn.