Theo đó, số lượng thuê bao 5G trên toàn cầu sẽ đạt 507 triệu vào cuối năm 2021 tăng từ 264 triệu vào cuối năm 2020. Trong đó, Trung Quốc đang chiếm hơn 2/3 tổng số thuê bao 5G trên toàn thế giới nhờ vào sự đầu tư rất lớn của nhà khai thác di động China Mobile và các nhà khai thác khác.

Mỹ là quốc gia đứng thứ hai về số thuê bao 5G với hơn 50 triệu thuê bao, tiếp theo là các thị trường hàng đầu như Nhật Bản và Hàn Quốc.

{keywords}
Quốc gia nào đang thống trị số lượng thuê bao 5G trên thế giới?

Theo dự báo của ABI Research, thị trường 5G sẽ đạt 2,6 tỷ thuê bao và đóng góp khoảng 942 tỷ USD vào doanh thu của các nhà khai thác di động trên toàn thế giới vào năm 2026.

Hiệp hội các nhà khai thác di động toàn cầu (GSMA) cho biết, các nhà khai thác di động ở khu vực Bắc Mỹ sẽ đầu tư 300 tỷ USD vào mạng của họ từ năm 2020 đến năm 2025, trong đó 98% sẽ dành riêng cho phát triển 5G.

Cũng theo GSMA, mở rộng vùng phủ sóng 5G, đầu tư vào mạng truy cập vô tuyến mở (Open RAN), ảo hóa mạng lưới và bảo mật là những ưu tiên hàng đầu của các nhà khai thác di động.

Trong khi đó, dự báo của Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDC) cho biết, 5G sẽ chiếm 38,8% tổng số kết nối di động và 41,3% tổng chi tiêu cho di động vào cuối giai đoạn dự báo vào năm 2025. Chi tiêu trên toàn thế giới cho các dịch vụ viễn thông và truyền hình trả tiền được dự báo sẽ đạt 1,5 nghìn tỷ USD trong năm 2021, tăng 1% so với năm 2020.

Cùng với việc triển khai mạng 5G, các nhà khai thác di động lớn trên thế giới đang thực hiện các chiến lược để thúc đẩy việc áp dụng 5G và tăng doanh thu. Chẳng hạn như nhà khai thác di động Verizon của Mỹ đã khởi động chiến dịch nâng cấp 5G, một chương trình khuyến mại nhằm khuyến khích khách hàng của mình nâng cấp lên thiết bị 5G.

Nhà khai thác di động lớn nhất của Trung Quốc là China Mobile cũng đã ra mắt một bộ ứng dụng mới như phát trực tiếp 4K và trò chơi 5G dựa trên đám mây để thúc đẩy cơ sở người dùng 5G và doanh thu. Khi cơ sở người dùng 5G tiếp tục tăng, một số nhà khai thác đã chứng kiến sự cải thiện về doanh thu trung bình trên trên mỗi người dùng (ARPU) trong những quý gần đây.

Tương tự, việc triển khai mạng 5G cho các ngành dọc như chăm sóc sức khỏe, ô tô và giao thông thông minh, các ứng dụng công nghiệp, v.v., dự kiến sẽ thúc đẩy doanh thu của nhà khai thác di động trong những năm tới.

Lưu lượng truy cập trên thiết bị di động, chủ yếu do nhu cầu duy trì kết nối trong đại dịch, đã tăng gần 60%, vượt 591 exabyte vào năm 2020.

“Việc sử dụng ngày càng nhiều mạng di động để truy cập nội dung video, thanh toán kỹ thuật số, bán lẻ trực tuyến và hội nghị truyền hình đã và đang góp phần vào sự tăng trưởng lưu lượng truy cập. Khi triển khai 5G đang diễn ra sẽ thúc đẩy việc áp dụng các gói dữ liệu cao hơn cũng như việc sử dụng các ứng dụng sử dụng nhiều dữ liệu như phát video và chơi game để thúc đẩy tăng trưởng lưu lượng truy cập di động”, Khin Sandi Lynn, nhà phân tích của ABI Research cho biết.

ABI Research dự báo rằng, lưu lượng truy cập di động sẽ tăng hơn 5 lần vào năm 2026 so với năm 2020, trong đó hơn một nửa lưu lượng di động sẽ được tạo ra bởi mạng 5G.

Mặc dù ứng dụng video là một trong những động lực chính của kết nối tốc độ cao hơn, nhưng khả năng kết hợp các gói di động 5G với các dịch vụ dựa trên thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe và mạng xã hội có thể thúc đẩy tiềm năng kinh doanh 5G trên thị trường tiêu dùng.

Phan Văn Hòa (theo Telecomlead)

Sắp cấp phép tần số 4G và 5G cho các nhà mạng

Sắp cấp phép tần số 4G và 5G cho các nhà mạng

Nghị định về đấu giá tần số sẽ được ký trong quý 4/2021 để Bộ TT&TT cấp tần số 4G và 5G cho các nhà mạng.