Sử dụng dịch vụ VPN

Tăng tốc độ mạng là một trong những tính năng thần kỳ của mạng riêng ảo VPN. Giải pháp truyền thống này vẫn luôn cho thấy sự hiệu quả mỗi khi các đường truyền cáp quang biển Việt Nam gặp sự cố. 

Khi sử dụng VPN, nhà cung cấp sẽ tạo ra đường truyền riêng ảo từ thiết bị của người dùng đến server ở một quốc gia mà bạn chọn. Từ đây, các gói tin từ thiết bị của bạn mới bắt đầu đi tới các nhà cung cấp dịch vụ khác. 

Đây chính là đường tắt để truy cập vào các dịch vụ quốc tế mỗi khi đường chính (ở đây là các tuyến cáp quang biển) gặp sự cố. Không chỉ vậy, việc sử dụng VPN cũng sẽ giúp bạn phòng tránh được các rủi ro đối với vấn đề bảo mật. 

{keywords}
VPN là cách khá đơn giản để tăng tốc độ mạng khi đứt cáp.

Cách sử dụng VPN khá đơn giản. Người dùng chỉ cần cài một ứng dụng VPN bất kỳ trên các chợ ứng dụng, sau đó cài đặt và kích hoạt để hệ thống hoạt động. 

Các nhà cung cấp phần mềm VPN phổ biến là HotspotShield, NordVPN, Tunnel Bear,... Dịch vụ của những tên tuổi này thường có cả phiên bản trả phí lẫn miễn phí. 

Với những người có hiểu biết về CNTT, bạn cũng có thể tự dựng riêng cho mình 1 server, cài VPN lên đó để sử dụng với mức giá chỉ khoảng 5 USD/tháng. 

Sử dụng bản Lite của các ứng dụng

Do chất lượng Internet không đồng nhất giữa các quốc gia, để đảm bảo trải nghiệm sử dụng cho người dùng, các nhà phát triển có xu hướng tạo ra phiên bản rút gọn của các dịch vụ mà mình cung cấp. Tiêu biểu cho xu hướng này là Facebook với sự ra đời của Facebook Lite và Messenger Lite. 

So với phiên bản đầy đủ, các phiên bản rút gọn (bản Lite) của ứng dụng thường bị giới hạn về mặt tính năng, do vậy chúng sử dụng ít dữ liệu hơn. Nhờ vậy, người dùng vẫn có thể xem được video kể cả trong trường hợp mạng lag. 

{keywords}
Người dùng cũng có thể chọn Facebook Lite hay Messenger Lite như một giải pháp tình thế. 

Tuy là bản rút gọn, thế nhưng bản Lite của các ứng dụng vẫn giữ được các chức năng cơ bản của ứng dụng gốc. Do vậy, đây được xem là một giải pháp tình thế khá hữu hiệu để cứu nguy mỗi khi đường truyền Internet rơi vào cảnh thiếu ổn định.

Đối với trình duyệt web, người dùng có thể chọn sử dụng Opera thay vì Chrome, Firefox. Opera nén dữ liệu tốt hơn, do đó việc tải nội dung sẽ nhanh hơn so với các trình duyệt khác mà bạn hay sử dụng. 

Sử dụng các giải pháp, dịch vụ trong nước

Các tuyến cáp quang biển có vai trò kết nối mạng Internet Việt Nam với các nước khác, từ đó hình thành nên một mạng lưới toàn cầu. Do đó, mỗi khi có 1 tuyến cáp quang biển gặp sự cố, việc kết nối với các dịch vụ quốc tế sẽ ít nhiều gặp trục trặc. 

Trong trường hợp này, thay vì sử dụng các dịch vụ quốc tế như Facebook, Google, người dùng nên cân nhắc sử dụng các nền tảng nội có tính năng tương tự.  Đó có thể là Gapo, Lotus với tính năng khá giống Facebook, Mocha tương tự YouTube, hay Zalo để thay thế Viber,...

{keywords}
Dịch vụ Internet của các doanh nghiệp trong nước không bị ảnh hưởng bởi sự cố cáp quang biển.

Khác với các sản phẩm, dịch vụ xuyên biên giới, các nền tảng nội hoàn toàn không bị ảnh hưởng mỗi khi có sự cố cáp quang biển. Bên cạnh đó, do sử dụng server trong nước để lưu trữ dữ liệu, người dùng sẽ không phải lo ngại đối với các vấn đề liên quan đến bảo mật dữ liệu cá nhân

Nếu như sử dụng VPN hay bản Lite chỉ là các giải pháp tình thế, việc tạo thói quen sử dụng các nền tảng trong nước sẽ là giải pháp lâu dài nhằm đối phó với tình trạng “đứt cáp”. 

Trọng Đạt

Cáp quang biển vì sao liên tục gặp sự cố?

Cáp quang biển vì sao liên tục gặp sự cố?

 Nguyên nhân dẫn tới các sự cố cáp quang biển là ảnh hưởng của thiên tai, do các hoạt động hàng hải và do cả nguyên nhân chủ quan của con người trong quá trình khai thác, vận hành.