- Các chuyên gia hàng đầu khu vực và thế giới cùng nhiều doanh nghiệp viễn thông lớn sẽ thảo luận về các nội dung phát triển của thông tin vô tuyến.

Sáng nay (9/4) tại TP Đà Nẵng, Bộ Thông tin - Truyền thông (TT&TT) phối hợp với Tổ chức Viễn thông khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APT) tổ chức hội nghị nhóm thông tin vô tuyến của APT lần thứ 23 (Hội nghị AWG-23).

Hội thảo thu hút sự tham dự của các chuyên gia hàng đầu khu vực và thế giới về thông tin vô tuyến đến từ các quốc gia thành viên của APT  cùng nhiều doanh nghiệp viễn thông có tên tuổi trong nước và quốc tế như VNPT, Viettel, GSMA, Ericsson, Huawei, Samsung, Qualcom.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải phát biểu tại hội nghị

Đây là hội nghị chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến quản lý tần số, các ứng dụng và công nghệ thông tin vô tuyến của Cộng đồng thông tin khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APT).

Kết quả nghiên cứu của AWG là các Báo cáo và Khuyến nghị giúp ích cho các thành viên của APT và cả các khu vực khác trên thế giới trong việc sử dụng hiệu quả tần số và triển khai các hệ thống thông tin vô tuyến.

Các nội dung làm việc của Hội nghị AWG sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình xây dựng quy hoạch, lựa chọn công nghệ và phổ tần cho các hệ thống IMT thế hệ tiếp theo, các hệ thống thông tin vô tuyến mới đồng thời nâng cao khả năng sử dụng phổ tần hài hòa trong khu vực và quốc tế.

Tại AWG-23, hội nghị sẽ tiếp tục thảo luận nhiều vấn đề quan trọng về quản lý tần số như: Xây dựng các quy hoạch và nghiên cứu dùng chung cho các băng tần 3.3-3.4 GHz, 4.8-4.9 GHz, 1427-1518 GHz, 2 GHz được xác định cho IMT; nghiên cứu các công nghệ thông tin vô tuyến áp dụng trong các lĩnh vực như giao thông thông minh, thông tin hàng không, hàng hải, an toàn cứu nạn, hệ thống vệ tinh.

{keywords}
Các đại biểu sẽ có 4 ngày thảo luận về các nội dung thông tin vô tuyến

Tham dự và có bài phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải cho biết: "Hội nghị AWG-23 là diễn đàn để các cơ quan quản lý, tổ chức, doanh nghiệp trong nước có cơ hội thảo luận và cập nhật các hoạt động nghiên cứu đang diễn ra trong khu vực và trên toàn thế giới về các vấn đề mà Việt Nam đặc biệt quan tâm."

"Trong đó có quy hoạch tần số, xu hướng lựa chọn băng tần và công nghệ phù hợp, khả năng dùng chung giữa các nghiệp vụ, trao đổi các kinh nghiệm và nghiên cứu quốc tế."

Thứ trưởng Phạm Hồng Hải nhấn mạnh: "Là thành viên của khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam luôn thể hiện vai trò là một cơ quan quản lý uy tín, có đóng góp tích cực vào các hoạt động chung của quốc tế và khu vực."

Hội nghị AWG-23 được tổ chức tại Việt Nam lần này góp phần khẳng định hơn nữa sự tích cực và nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực về quản lý tần số và thông tin vô tuyến.

Các thông tin, kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu của Hội nghị sẽ giúp cơ quan quản lý tần số các nước, các tổ chức quốc tế, các nhà khai thác thông tin di động toàn cầu xây dựng chính sách, định hướng chiến lược cho các hệ thống di động băng rộng, thông tin vô tuyến trong tương lai.

Hội nghị sẽ diễn ra từ hôm nay (9/4) đến ngày 13/4.

5G và Cách mạng Công nghiệp 4.0 là cơ hội để Việt Nam vươn ra thế giới

5G và Cách mạng Công nghiệp 4.0 là cơ hội để Việt Nam vươn ra thế giới

Theo các chuyên gia, sự phát triển của 5G sẽ mang tới khả năng truyền thông tin di động băng rộng với tốc độ rất cao, IoT có ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, CNTT&TT cũng sẽ đạt tốc độ chưa từng có trong lịch sử loài người.

Việt Nam sẽ quy hoạch tần số 700MHz dùng cho di động

Việt Nam sẽ quy hoạch tần số 700MHz dùng cho di động

Tại Hội thảo Quốc tế 4G LTE 2018 vừa được tổ chức sáng nay (6/4) tại Hà Nội, đã xuất hiện nhiều chia sẻ việc quy hoạch tần số 700MHz, cùng với đó là những thông tin về tiến độ phát triển 5G.

Thiết bị mạng giá rẻ và phần mềm lậu đang "tiếp tay” cho tội phạm mạng

Thiết bị mạng giá rẻ và phần mềm lậu đang "tiếp tay” cho tội phạm mạng

Các chuyên gia đã chia sẻ nhiều thống kê giật mình về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam. Một trong số đó là sự nguy hiểm của các thiết bị định tuyến có nguồn gốc tới từ người láng giềng Trung Quốc.

Nguy cơ lộ bí mật quốc gia trên Internet rất đáng quan ngại

Nguy cơ lộ bí mật quốc gia trên Internet rất đáng quan ngại

Trung tướng Hoàng Phước Thuận, người đứng đầu Cục An ninh mạng (Bộ Công An) vừa tiết lộ nhiều nguy cơ tiềm ẩn đối với tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.

'Tấn công mạng mang màu sắc chính trị tác động đến nhiều quốc gia'

'Tấn công mạng mang màu sắc chính trị tác động đến nhiều quốc gia'

Chia sẻ của Trung tướng Hoàng Phước Thuận, Cục trưởng Cục An ninh mạng (Bộ Công an) tại Triển lãm Quốc gia về An ninh Bảo mật (Security World) 2018.

Cao Thái