Dù giá cước viễn thông liên tục giảm, chất lượng dịch vụ viễn thông ngày càng được nâng lên. Doanh thu của cả ngành vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định.

Sáng 30/10 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Cạnh tranh và Giá cước 2017. Buổi hội thảo được Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) chủ trì với sự tham gia của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), quan chức quản lý viễn thông của các nước Brazil, Malaysia, Mỹ, Thái Lan, đại diện Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành và các doanh nghiệp viễn thông.

Giá cước viễn thông giảm liên tục

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, thị trường viễn thông Việt Nam trong 10 năm gần đây đã phát triển với tốc độ rất nhanh và được mở cửa hoàn toàn. Toàn thị trường hiện có 70 doanh nghiệp viễn thông đang hoạt động. Trong đó, có 37 doanh nghiệp được cấp phép thiết lập hạ tầng mạng, 33 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông.

{keywords}
Buổi hội thảo về Cạnh tranh và Giá cước 2017 vừa được tổ chức tại Hà Nội. Ảnh: Trọng Đạt

Tính tới hết tháng 6/2017, mật độ thuê bao di động tại Việt Nam đạt 124 thuê bao/100 dân. Mật độ thuê bao di động băng rộng là 50 thuê bao/100 dân. Mật độ thuê bao băng rộng cố định là 11 thuê bao/100 hộ gia đình.

Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng: “Trong vòng một thập kỷ qua, chất lượng dịch vụ viễn thông tại Việt Nam ngày càng được cải thiện. Giá cước viễn thông liên tục giảm nhưng doanh thu viễn thông vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định. Tổng doanh thu phát sinh lĩnh vực viễn thông năm 2016 tăng 7.5% so với năm 2015.”

Tuy nhiên, thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam đang ở vào thời điểm khó thu hút, phát triển thêm thuê bao mới. Điều này dẫn tới cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông nhằm tăng doanh thu và thị phần ngày càng khốc liệt. Đặc biệt là giá cước dưới nhiều hình thức khác nhau như cung cấp dịch vụ dưới giá thành, khuyến mãi giảm giá liên tục.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng chia sẻ tại buổi hội thảo. Ảnh: Trọng Đạt

Nếu cách thức cạnh tranh đó tiếp diễn thì các doanh nghiệp sẽ dần đi tới phá sản, thị trường đổ vỡ, gây tác động không nhỏ tới cá hoạt động của các ngành kinh tế, xã hội khác.

“Để phát triển bền vững, duy trì cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp viễn thông cần thay đổi cách thức kinh doanh, quản trị doanh nghiệp và tư duy phát triển để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu sử dụng đa dạng của khách hàng. Trong khi các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần điều chỉnh quy định và cơ chế quản lý để tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và thị trường.”, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho biết.  

Không điều tiết thị trường khi không cần thiết

Khái niệm về thị trường trong lĩnh vực viễn thông bao gồm thị trường liên quan theo  sản phẩm và thị trường liên quan theo địa lý. . Một trong những vấn đề quan trọng trong việc kiểm soát thị trường là phải tìm ra được doanh nghiệp thống lĩnh thị trường (SMP).

Doanh nghiệp thống lĩnh thông thường được các nước  xác định theo các tiêu chí thị phần, việc kiểm soát các cơ sở hạ tầng quan trọng, các rào cản thâm nhập thị trường, khả năng truy nhập dễ dàng tới nguồn lực tài chính, sức mạnh của người tiêu dùng, quy mô, phạm vi tác động tới nền kinh tế…

Theo đại diện Liên minh Viễn thông Quốc tế ITU, các hành vi phi cạnh tranh trên thị trường bao gồm việc lạm dụng vị thế thống lĩnh trên thị trường; từ chối cung cấp truy nhập cho các nhà mạng khác; bù giá, trợ giá chéo để cạnh tranh về giá. Tiếp đến là hành vi tung ra mức giá hủy diệt, kết hợp dịch vụ quan trọng với dịch vụ không quan trọng, bó buộc khách hàng phải phụ thuộc vào nhà cung cấp giải pháp và lạm dụng thông tin để giành lợi thế cạnh tranh.

{keywords}
Ông Ashish Narayan, đại diện Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) chia sẻ về kinh nghiệm quản lý thị trường viễn thông. Ảnh: Trọng Đạt

Để có thể điều tiết thị trường và quản lý cạnh tranh, cần hướng tới việc ngăn chặn các công ty thông đồng với nhau, hoặc lạm dụng vị thế thống lĩnh trên thị trường. Bên cạnh đó, cần phải ngăn chặn các thương vụ mua bán sát nhập có thể làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường. Đó cũng là lĩnh vực chính được điều chỉnh bằng luật cạnh tranh, luật viễn thông ở các quốc gia.

Thông thường có hai cách quản lý cạnh tranh là hậu kiểm (ex post) và tiền kiểm (ex ante). Ở tiền kiểm, cơ quan quản lý đưa ra các điều kiện mà các nhà mạng viễn thông cần phải thỏa mãn trước khi cung cấp dịch vụ. Với hậu kiểm, nó cho phép thị trường tự vận hành. Khi có hành vi vi phạm, nhà nước  mới can thiệp và doanh nghiệp phải khắc phục.

Khi đã xác định được việc lạm dụng vị thế SMP, các quốc gia sẽ tiến hành áp dụng các biện pháp quản lý tương ứng với hành vi vi phạm, yêu cầu doanh nghiệp SMP phải thực hiện.

Ví dụ như ở châu Âu, Telefonica muốn mua lại BST. Để giao dịch này được phê duyệt, Telefonica phải chứng minh được với các khách hàng khác rằng là kết nối của họ không bị ngăn chặn, đảm bảo mức độ truy nhập của họ ở mức 80%.

Theo các chuyên gia của ITU, nguyên tắc của quản lý là chúng ta không điều tiết khi thực sự không cần thiết. Chỉ điều tiết các nhà cung cấp có vị thế thống lĩnh, sử dụng cơ chế tiền kiểm trong những trường hợp cụ thể.  

Trọng Đạt

Chuyển mạng giữ số: Nhà mạng e dè sợ thuê bao "bỏ chạy"

Chuyển mạng giữ số: Nhà mạng e dè sợ thuê bao "bỏ chạy"

Trước tâm lý sợ việc chuyển mạng giữ số sẽ làm mất thuê bao, lãnh đạo Bộ TT&TT đã kịp thời chấn chỉnh lại các nhà mạng.

Chuyển mạng giữ số tại Việt Nam, những điều cần biết

Chuyển mạng giữ số tại Việt Nam, những điều cần biết

Nếu đang có ý định chuyển mạng giữ nguyên số, người dùng cần lưu ý những điều sau đây.

Ôm sim 11 chờ đổi số: Giới đầu cơ toát mồ hôi

Ôm sim 11 chờ đổi số: Giới đầu cơ toát mồ hôi

Cho tới nay, các nhà mạng vẫn chưa chính thức công bố việc đổi sim 11 số về 10 số. Giới buôn sim cũng như người mua đang nóng lòng chờ đợi.

Quyết liệt ngăn chặn SIM rác, tin nhắn rác quay trở lại

Quyết liệt ngăn chặn SIM rác, tin nhắn rác quay trở lại

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn yêu cầu Cục Viễn thông đẩy mạnh công tác thu hồi SIM kích hoạt sẵn, nhất là trong những tháng cuối năm.