Chính phủ Ấn Độ đang cố gắng tìm cách hạn chế Huawei Technologies tham gia vào hạ tầng 5G của nước này, tuy nhiên không loại bỏ hẳn Huawei, theo nguồn tin từ chính phủ Ấn Độ được Nikkei trích đăng.

Một lựa chọn đang được cân nhắc, theo các nguồn tin, đó chính là cách tiếp cận trung lập, theo đó, Huawei sẽ không được phép tham gia vào các dự án 5G ở khu vực biên giới nơi mà Ấn Độ có tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng.

Ấn Độ hiện đang có kế hoạch triển khai mạng 5G trên mạng lưới di động trước thời điểm năm 2020, như vậy Ấn Độ đã tiến hành làm vậy tiếp bước Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật và Mỹ. Ấn Độ sẽ trở thành nước đầu tiên có cách tiếp cận giải quyết vấn đề Huawei theo hướng đó.

{keywords}
Huawei vẫn trong vòng nghi vấn an ninh mạng của nhiều nước

Dự kiến, phiên đấu thầu mạng 5G sẽ được triển khai trong năm nay, tuy nhiên Bộ Nội an Ấn Độ không khỏi lo lắng về sự tham gia của Huawei, theo nhiều nguồn tin.

Thị trường viễn thông Ấn Độ là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Quy mô thị trường được ước tính ở mức khoảng 37 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng lên mức 103,9 tỷ USD vào năm 2020, theo nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường Market Research Store.

Việc bị hạn chế tiếp cận với một trong những thị trường tiềm năng nhất thế giới, dù chỉ một phần, sẽ khiến cho Huawei gặp thêm nhiều khó khăn. Cho đến nay, Huawei đã bị cấm cung cấp thiết bị cho các dự án 5G tại 5 nước, trong đó bao gồm Mỹ và Nhật.

Chính phủ Ấn Độ chưa chính thức đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này, tình hình vẫn đang được xem xét một cách cẩn thận.

Tuy nhiên theo nguồn tin từ văn phòng Thủ tướng, chính phủ đang cân nhắc cách tiếp cận trung lập, theo đó Huawei sẽ chỉ được tham gia tại những khu vực không trọng yếu của Ấn Độ, nằm xa những vùng nhạy cảm về địa lý chính trị.

Ấn Độ đương nhiên lo ngại về mối quan hệ giữa Huawei và chính phủ Trung Quốc.

Huawei hiện đang cân nhắc thiết bị viễn thông nhằm thử nghiệm mạng 5G tại một số nước như Malaysia, Philippin, Thái Lan và Singapore, như vậy Huawei có chỗ đứng khá vững tại châu Á.

Một kỹ sư tại trung tâm kỹ thuật truyền thông, một bộ phận thuộc Cơ quan quản lý ngành viễn thông Ấn Độ cho biết rằng trong phiên đấu thầu gần đây, Huawei và Qualcomm đã tham gia. Giới chức Ấn Độ muốn sử dụng thiết bị của Qualcomm dù giá chào của Qualcomm cao gấp 4 lần so với giá chào của Huawei.

Theo Bizlive

Huawei khởi kiện chính phủ Mỹ giữa căng thẳng leo thang

Huawei khởi kiện chính phủ Mỹ giữa căng thẳng leo thang

Nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei Technologies Co Ltd cho biết họ đang kiện chính phủ Mỹ về một phần của dự luật quốc phòng hạn chế kinh doanh của họ tại Mỹ.