Năm 2021 có thể được xem là một năm thảm hoạ với nhiều ngành kinh tế khác nhau, nhưng lại là năm bùng nổ của lĩnh vực Blockchain. 

Blockchain nổi lên như một hiện tượng trong bức tranh tổng thể của nền kinh tế thế giới năm 2021. Trong năm qua, các chỉ số Blockchain trên thế giới đều tăng trưởng mạnh. 

Theo CB Insights, lượng tiền tài trợ cho lĩnh vực này cũng tăng gấp 4 lần chỉ trong một năm, từ 3,1 tỷ USD trong cả năm 2020 lên thành 15 tỷ USD chỉ trong 9 tháng đầu của năm 2021. 

{keywords}
Lượng tiền đầu tư đổ vào lĩnh vực Blockchain trên thế giới đã tăng vượt bậc trong năm 2021. Số liệu: CB Insights

Có một điều đáng chú ý khi Việt Nam đang là một điểm sáng của giới Blockchain toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tạo được chỗ đứng trên thị trường quốc tế.

Trước đây, các công ty Việt Nam khó lòng cạnh tranh với các doanh nghiệp công nghệ khác trên thế giới. Khoảng cách này dường như đã bị thu hẹp trong thế giới Blockchain, khi mà xuất phát điểm của các quốc gia không có nhiều khác biệt. 

Theo Chainalysis, Việt Nam là một ví dụ hoàn hảo về một quốc gia có mức độ tham gia vào các giao dịch tiền điện tử vượt xa so với thứ hạng nền kinh tế. 

Dù chỉ đứng thứ 53 về GDP với khoảng 262 tỷ USD và được xếp hạng là quốc gia có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam vẫn có mức độ chấp nhận khá cao với các giao dịch tiền điện tử. 

Theo đó, Việt Nam đứng thứ 10 trong tổng số 154 quốc gia về Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu. Đây là một trong những chỉ số hiếm hoi mà Việt Nam có thứ hạng tương đồng các nước phát triển như Mỹ, Trung Quốc hay Nam Phi, thậm chí còn hơn nhiều quốc gia phát triển khác là Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc,...

{keywords}
Việt Nam hiện xếp thứ 10 về Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu. Điều này cho thấy người dân Việt Nam rất cởi mở với công nghệ Blockchain. 

Cuộc khảo sát của Finder được thực hiện với 42.000 người trên 27 quốc gia cũng cho thấy, Việt Nam là nước có tỷ lệ chấp nhận tiền số cao nhất. 

Cụ thể, 41% số người Việt được hỏi khẳng định đã mua tiền điện tử. 20% người Việt được hỏi cho biết họ đã mua Bitcoin. Đây là mức cao nhất trong tất cả quốc gia được khảo sát.

Thực tế cho thấy, Blockchain có thể được áp dụng trong hầu hết các ngành tài chính kinh tế, công nghiệp sản xuất, y tế, giáo dục, tài nguyên môi trường, thương mại, du lịch, dịch vụ. 

Đó cũng là lý do trên 80 nước đã và đang nghiên cứu triển khai công nghệ Blockchain vào mảng tiền số Trung ương (CBDC - Central Bank Digital Currency). Nhiều ngân hàng lớn trên thế giới cũng lập các quỹ, các mạng xử lý và chương trình hỗ trợ vận hành tiền số.

Trong một diễn đàn công nghệ số vừa được tổ chức mới đây, ông Trần Huyền Dinh - nhà sáng lập và CEO công ty công nghệ AlphaTrue cho biết, Việt Nam có thể ứng dụng Blockchain vào trong chuyển đổi số. 

Tuy nhiên, muốn làm được điều này, chúng ta cần lưu ý việc xây dựng thêm những “cây cầu” ứng dụng để kết nối với nhau và phát triển cùng nhau. 

Chẳng hạn website có thể xây dựng thêm nhiều platform để mở rộng và kết nối các nền tảng công nghệ với nhau. Điều đó giúp rút ngắn khoảng cách giữa các doanh nghiệp truyền thống và công nghệ”, ông Dinh nói.

{keywords}
Từng có những mảnh đất ảo của doanh nghiệp Việt được rao bán thành công với giá 2,5 triệu USD.

Khi được hỏi về khả năng ứng dụng của Blockchain, ông Nguyễn Thành Trung - nhà sáng lập Sky Mavis cho biết, về mặt lý thuyết, công nghệ Blockchain có rất nhiều ứng dụng. Nhưng ở thời điểm hiện tại, điều đó chưa hẳn đã đúng trong thực tế. 

Blockchain mới được đưa vào ứng dụng trong cuộc sống khoảng 4 năm trở lại đây. Ở một tương lai xa hơn, Blockchain có thể sẽ được ứng dụng trong quản lý tài chính hay thị trường địa ốc nhằm tạo ra một thị trường mua bán công khai, minh bạch. Chúng ta có thể sẽ thấy Blockchain được ứng dụng nhiều hơn nữa trong cuộc sống tương lai.

Tác giả của tựa game tỷ USD Axie Infinity từng cho biết, người Việt rất giỏi ở những công việc cần tới sự cẩn thận, tỉ mỉ và có tiềm năng rất lớn về lĩnh vực công nghệ. Chúng ta chỉ thiếu một chút về góc nhìn bài toán cũng như tư duy sản phẩm. 

Với lĩnh vực Blockchain, Việt Nam có tiềm năng nhưng hiện không đủ nhân lực phục vụ cho ngành này. Đây sẽ là bài toán cần tìm ra lời giải của nước ta để tiến lên những bước cao hơn trong việc phát triển và tạo nên một ngành công nghiệp tỷ USD nhờ công nghệ Blockchain.

Trọng Đạt

Một nửa dân số Campuchia đã tiếp cận tiền số, Việt Nam đợi đến bao giờ?

Một nửa dân số Campuchia đã tiếp cận tiền số, Việt Nam đợi đến bao giờ?

Campuchia là một trong những nước đầu tiên trên thế giới cho ra đời đồng tiền kỹ thuật số có sự tham gia của ngân hàng Trung ương. Tiếp theo Campuchia, Lào là một quốc gi a khác trong khu vực đang có tham vọng phát triển tiền số.