Tổng thống Trump sẽ yêu cầu cấm WeChat, một ứng dụng nhắn tin phổ biến, nếu ứng dụng này không tìm được bên mua lại trong vòng 45 ngày. Đòn tấn công vào WeChat đang dấy lên những nghi ngại xung quanh cổ phiếu của công ty mẹ, Tencent. Công ty này của Trung Quốc là một trong những tập đoàn giá trị nhất thế giới, đặc biệt trong ngành công nghệ và startup, bao gồm cả ở Mỹ.

{keywords}
Lệnh cấm WeChat sẽ làm đảo lộn ngành công nghiệp công nghệ thế nào?

Là tập đoàn phát triển game lớn nhất tính theo doanh số, Tencent đã được dự đoán sẽ hỗ trợ những công ty giải trí lớn của Mỹ như Epic Games, Glu hay Universal Music Group. Nhưng trong những năm gần đây, công ty này đã chi hàng tỉ USD vào Snap hay Tesla. Những khoản đầu tư lớn khác cũng có thể biết đến như Reddit, Lyft và Zook (trước đó đã nằm dưới tầm ngắm của Amazon).

Tencent còn được mệnh danh là “Softbank của Trung Quốc”, như một sự so sánh với tập đoàn lớn của Nhật Bản dẫn đầu trong ngành công nghệ với lượng vốn đầu tư khổng lồ. Không chỉ vậy, Tencent còn vượt trội hơn Softbank ở số lượng đầu tư vào các công ty tư nhân với hơn 1 tỉ USD (đứng thứ hai thế giới sau Sequoia Capital), trong khi Softbank giữ vị trí thứ ba.

Theo dữ liệu thu thập bởi Pitchbook, công ty chuyên nghiên cứu theo dõi thị trường vốn, Tencent đã có 53 khoản đầu tư trên toàn cầu trong năm 2020, trong khi Softbank chỉ có 37 khoản đầu tư. Mặc dù vậy, Softbank tập trung vào thị trường Mỹ nhiều hơn với 16 khoản đầu tư, so sánh với 3 giao dịch của Tencent.

“Tencent có lẽ là nhà đầu tư quyền lực nhất Trung Quốc ở thời điềm hiện tại,” giáo sư Arun Sundararajan thuộc đại học thương mại Stern ở New York, chia sẻ với CNN Business.

Bằng cách nhắm vào ứng dụng thuộc sở hữu của Tencent, chính phủ Tổng thống Trump có thể “dễ dàng cản trở tham vọng vươn ra toàn cầu của Tencent” ông Sundarajan cho biết. Không chỉ vậy, bước đi này còn khiến Tencent hay các công ty Trung Quốc khác ngần ngại hơn khi đầu tư và hợp tác với các công ty Mỹ.

“Sự thiếu chắc chắn của các nhà đầu tư và áp lực lên các tập đoàn công nghệ ở Mỹ đang cao hơn bao giờ hết,” theo ông Harry Broadman, một cựu đàm phán viên thương mại ở Mỹ. Với sự phát triển vốn đã chậm lại do đại dịch, “đây là một khoảng thời gian tồi tệ để đẩy thêm sự thiếu chắc chắn vào nền kinh tế.”

Tencent, cùng với các nhà đầu tư Trung Quốc khác, đã bắt đầu rút lui trong vòng vài năm trở lại đây trước mối quan hệ căng thẳng của Mỹ và Trung Quốc. Sự sụt giảm này được đánh dấu bắt đầu từ năm 2018, khi Ủy ban Đầu tư Quốc tế ở Mỹ (CFIUS) tăng cường dò xét các thương vụ công nghệ cũng như các nhà đầu tư Trung Quốc.

Sự đàn áp vào WeChat cũng đồng thời dấy lên những lo ngại liệu chính phủ Mỹ có chuyển mục tiêu sang cả những công ty có liên hệ với Tencent hay không, thông qua cả hợp tác hay đầu tư.

Trong một cuộc gọi vào thứ Tư, Giám đốc tài chính của Tencent ông Shek Hon Lo nói, “dựa trên những tìm hiểu của chúng tôi và báo chí, yêu cầu của ban điều hành nhắm vào WeChat ở Mỹ, không phải những tập đoàn khác ở Mỹ.”

Chúng tôi đang trong quá trình làm rõ hơn về vấn đề này” ông cũng nói thêm.

John Demers, trợ lí luật sư quản lí Bộ phận An ninh Quốc gia của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, nói trong một sự kiện vào thứ Tư rằng lệnh cấm của chính phủ chỉ nhắm vào WeChat của Tencent bởi lượng thông tin mà một ứng dụng nhắn tin có thể thu thập.

Ông Demers cũng chia sẻ hành động của chính phủ trong vài năm trở lại đây nhằm “đảm bảo chúng ta có người bán đáng tin từ một đất nước đáng tin - một đất nước có chung tư tưởng chính trị - đang vận hành các mạng viễn thông này hiện tại và tương lại.”

Liệu chính phủ Tổng thống Trump chỉ nhằm vào WeChat, hay rộng hơn vào toàn bộ Tencent, về cơ bản sẽ tạo nên một sự thay đổi lớn với thị trường công nghệ? Câu trả lời vẫn đang ở phía trước.

Tuấn Vũ (Theo CNN)

Apple sẽ trở thành nạn nhân nếu Mỹ cấm WeChat

Apple sẽ trở thành nạn nhân nếu Mỹ cấm WeChat

Nếu Mỹ cấm WeChat, Apple và iPhone sẽ trở thành nạn nhân bất đắc dĩ còn Huawei bất ngờ được hưởng lợi.