Nội dung điều khoản sử dụng của ứng dụng này ghi rõ, khi được người dùng cấp quyền, FaceApp có thể sử dụng khuôn mặt bạn một cách vĩnh viễn, không hủy ngang, không độc quyền và miễn phí bản quyền trên toàn thế giới.

FaceApp có thể bán lại cho bên khác để sử dụng, tái tạo các tác phẩm phái sinh, sửa đổi, điều chỉnh, xuất bản, dịch, phân phối, thực hiện công khai, hiển thị tên và hình ảnh người dùng ở tất cả các định dạng và kênh truyền thông hiện đã ra mắt hoặc sắp ra mắt.

Khi đăng hoặc chia sẻ các nội dung qua FaceApp, mọi thông tin của người dùng như tên, vị trí, hồ sơ đều sẽ hiển thị công khai cho công chúng. 

{keywords}
Những dòng quy định trong điều khoản sử dụng FaceApp khiến nhiều người "ngã ngửa" khi trót trao quyền cho ứng dụng này. 

Vậy nhưng, tính tới thời điểm hiện tại, FaceApp đã có hơn 100 triệu lượt tải xuống trên kho ứng dụng Google Play. Ứng dụng này cũng đang xếp top đầu trên kho ứng dụng AppStore tại 121 quốc gia trên thế giới. 

Có thể nói, FaceApp thuộc top những ứng dụng thành công nhất trong vòng 1 năm trở lại đây bất chấp những lo ngại về vấn đề bảo mật. Vậy, đâu là những bài học được rút ra từ thành công đáng kinh ngạc của ứng dụng này?

Chúng ta sẵn sàng bán rẻ bản thân vì một thú vui nhất thời

Đây là một sự thật bởi bất chấp những cảnh báo về khả năng đánh cắp dữ liệu của FaceApp, nhiều người vẫn không có ý định từ bỏ ứng dụng chỉnh sửa ảnh này. Ngược lại, vẫn có thêm hàng triệu người tải về FaceApp, upload ảnh lên đó và không quan tâm tới những gì có thể xảy ra với dữ liệu cá nhân của mình. 

{keywords}
Hình ảnh khi về già của một vài người nổi tiếng qua bộ lọc của ứng dụng FaceApp. 

Phản ứng của đám đông đã tiết lộ một sự thật, ngay cả khi biết rõ những rủi ro, chúng ta sẽ có xu hướng bỏ qua tất cả để có thể sử dụng một ứng dụng thú vị. Đây cũng là điểm đã giúp Facebook, Google và nhiều công ty công nghệ khác xây dựng đế chế của họ bằng nền tảng là chính những dữ liệu thông tin cá nhân của người dùng. 

Google và Apple đã không làm gì cả

Nhiều người hy vọng Google và Apple sẽ làm gì đó trước những mối lo ngại đối với FaceApp, thế nhưng cả 2 nền tảng này đều không làm gì cả. 

Mặc dù tuyên bố kiểm tra thủ công kỹ càng mọi ứng dụng được tải lên AppStore, Apple dường như không nhận ra mối nguy hại nào từ FaceApp. Hãng này cũng không có bất kỳ một phản ứng nào nhằm phá vỡ những lo ngại từ phía người dùng. 

Google cũng tương tự khi nền tảng này không có cách nào để đối phó với mối đe dọa từ FaceApp. 

{keywords}
Sau vụ việc của FaceApp, có thể thấy nhiều người trong chúng ta sẵn sàng bán rẻ dữ liệu của bản thân chỉ vì một thú vui nhất thời

Việc thu thập dữ liệu người dùng dễ hơn người ta vẫn tưởng

Sau vụ việc của FaceApp, nhiều người nhận thấy rằng hóa ra việc thu thập dữ liệu người dùng được thực hiện cực kỳ dễ dàng. Chỉ cần tạo ra được một ứng dụng thú vị, bạn sẽ nhanh chóng có được lượng dữ liệu người dùng đủ lớn để trở thành một kỳ lân công nghệ. 

Thông thường, không ai nhận ra việc dữ liệu của mình đang bị đánh cắp. Điều này chỉ có thể bị phát giác khi ứng dụng này tạo thành một trào lưu và thu hút được một lượng cực lớn người dùng. Lúc này, kể cả khi một ai đó phát hiện ra, mọi việc có vẻ như đã quá muộn. 

Thực tế này cho thấy chúng ta cần phải đối diện một cách nghiêm túc hơn đối với vấn đề dữ liệu cá nhân người dùng. Đây là lúc mà các chính phủ cần ban hành những quy tắc nhằm bảo vệ quyền riêng tư của mỗi cá nhân.

Động thái này sẽ làm tổn thương các công ty phụ thuộc vào dữ liệu như Google, Facebook hay FaceApp. Tuy nhiên đây là việc làm cần thiết khi mà việc phạt tiền đối với những gã khổng lồ này dường như chẳng mang lại nhiều ý nghĩa. 

Tuấn Nghĩa (Theo Phonearena)