Thuở bé, chúng ta thường ước mơ trở thành kỹ sư, bác sĩ, giáo viên… giống như hình tượng ba mẹ, thầy cô, anh chị xung quanh mình. Nhưng khi lớn lên, lựa chọn nghề nghiệp thay đổi từng ngày cùng với cá tính của bạn. Thế hệ Millienial biết mình thích cái gì, giỏi việc nào, chọn công việc ra sao thì đáp ứng nhu cầu thời đại.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới ước tính, có hơn 64% bạn trẻ ra trường sẽ đi làm những công việc hoàn toàn mới. Khảo sát "Cách làm việc mà chúng tôi muốn" do ManpowerGroup thực hiện trên 18.000 người đa số thuộc thế hệ này cũng cho thấy, 87% các bạn trẻ ngày nay không muốn đi làm full-time, thứ mà thế hệ bố mẹ họ cho là “sự nghiệp ổn định”. Họ muốn những công việc tự do đáp ứng được 3 yếu tố: Thỏa đam mê, Thu nhập tốt, Cân đối công việc và cuộc sống.

Thế nhưng, vẫn còn nhiều người trẻ hiện đang chấp nhận làm một công việc “tạm ổn”, không yêu thích gì lắm nhưng đảm bảo mưu sinh. Sáng thức dậy, họ đờ đẫn lái xe vượt qua khói bụi đến công ty, cố gắng vượt qua 8 tiếng đồng hồ đánh vật với công việc để trở về nhà. Nghề 4.0 ở quá xa tầm tay, nếu bạn không tự tạo cho mình cơ hội và chuẩn bị những kỹ năng cần thiết.

Xác định nghề nghiệp 4.0, thoả đam mê bản thân

Thời đại công nghệ 4.0 bùng nổ, bạn có nhiều lựa chọn nghề nghiệp thỏa đam mê. Thích chơi game, bạn có thể làm Game thủ hoặc Games Streamer. Nghiền phối đồ mặc đẹp, thì ngoài thiết kế thời trang, còn có nghề Fashionista. Mê mỹ phẩm làm đẹp, hãy chọn Beauty Blogger thay vì chuyên viên makeup. Giỏi nấu ăn lại thích chụp ảnh, Food Stylist là nghề 4.0 lý tưởng. Thích viết lách, giỏi kể chuyện, hay xem phim, quan tâm đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống, chẳng có gì ngăn cản được bạn dấn thân vào nghề Youtuber, Vlogger, Creative Copywriter hay Film Reviewer…

Hầu hết các nghề 4.0 này đều xuất phát từ những đam mê dị thường không được gia đình ủng hộ, thậm chí cha mẹ ngăn cấm vì cho rằng chơi game là lêu lổng, làm đẹp là đua đòi... Cách duy nhất để theo đuổi đam mê là “tin tưởng vào bản thân”. Chỉ có tin tưởng mới tạo lên sức mạnh để phá bỏ những định kiến ngoài xã hội, cũng như những nỗi sợ bên trong bản thân. Hãy cứ vững tâm, tự tiếp lửa cho mình, làm dù không ai cạnh bên, làm dù lắm nghi ngại.

{keywords}
 

Xác định đam mê càng sớm, bạn càng có nhiều cơ hội. Song dù muộn, cũng đừng vội bỏ cuộc. Food stylist Meo Thuỳ Dương từng chia sẻ: “Hồi 8 tuổi, người lớn hỏi Dương học giỏi Toán hay Văn, thì Dương nói mình giỏi Vẽ. 18 tuổi bạn bè thi đại học toàn ngành hot, thì Dương xém bỏ thi vì cũng chưa biết bản thân hợp với ngành nghề nào. 25 tuổi các bạn đi làm ổn định, thì Dương mới bắt đầu theo đuổi ước mơ làm nghệ thuật mà từ nhỏ ai cũng nói phi thực tế”. Và dù muộn, thì giờ đây Dương đã sở hữu công ty trang trí ẩm thực truyền cảm hứng tới mọi người.

Chuẩn bị tài chính và thời gian theo đuổi nghề 4.0

Xác định đam mê và nghề 4.0 đã khó, nhưng làm sao để theo đuổi đây? Đôi khi bạn ngây ngô lên Google tìm kiếm “Cách nào để theo đuổi đam mê”, nhưng bạn đã tìm được gì? Cơ hội đi kèm thách thức, thay đổi song hành cùng khó khăn. Theo đuổi đam mê nhưng thời gian hạn hẹp, tài chính thiếu thốn…, bạn có thể nỗ lực và bền bỉ mỗi ngày, làm không phút ngơi nghỉ để tương lai gặt trái ngọt. 

 

{keywords}

Youtuber “Giang ơi”.

Đối với Youtuber “Giang ơi” triệu người theo dõi, nỗ lực bền bỉ đó là quãng thời gian làm việc bằng 200% công suất, ngày đi làm văn phòng, tối về nhà làm video, viết blog, mở kênh YouTube riêng để theo đuổi đam mê. Giang có thể làm việc đó từ sáng đến tối mà không thấy mệt, hào hứng lao vào và khi ngẩng đầu lên, ngày đã trôi qua tự khi nào. Khi đam mê đủ lớn để biến thành công việc toàn thời gian, Giang càng cố gắng làm video hay hơn, tiết kiệm lương hàng tháng để chuẩn bị cho cú rẽ hướng nghề nghiệp sắp tới.

“Cho đến thời điểm Giang dành dụm đủ tiền sinh hoạt phí để có thể theo đuổi đam mê một năm tới, Giang quyết định bỏ công việc toàn thời gian ở công ty và đi theo công việc bản thân đam mê. Số tiền trong tài khoản ngân hàng giống như cái gối để mình ngã vào bớt đau, không thành công thì cũng thành nhân. Chớp mắt đã hơn một năm rồi, nhưng Giang sẽ không bao giờ quay đầu lại”, Youtuber chia sẻ.

Tự học công nghệ để “làm điều không thể”

Nghề 4.0 gắn liền với công nghệ, nên dù bạn chọn làm gì, bạn cũng phải sành sỏi kỹ năng sử dụng các thiết bị di động và điện tử. Chẳng hạn nếu làm Food Stylist, chắc chắn bạn phải am hiểu để chọn được chiếc tủ lạnh 4 cánh trữ được cả siêu thị thực phẩm tươi ngon, có ngăn đông mềm để làm món beefsteak mềm thơm nhất.

Cũng không ai có thể giỏi vọc vạch thông số một chiếc smartphone, thuần thục kỹ năng quay phim, chụp ảnh, livestream, dựng video… như các Vlogger, Youtuber, Streamer. Trước khi được các thương hiệu lớn săn đón mời hợp tác, họ đều phải mày mò tự học các kỹ xảo như một đạo diễn, tự học cách đứng trước ống kính như một diễn viên, tự học cách lăng xê sản phẩm của mình như một chuyên gia truyền thông.

{keywords}
 

Công nghệ chính là thứ cho phép Giang làm bất cứ thứ gì mình muốn, kết nối với bất cứ thị trường và bất cứ đối tượng nào, mà không cần đến bầu sô, đạo diễn, e-kip riêng… Chưa bao giờ Giang dùng máy quay phim cỡ lớn, sự nghiệp của cô từ lúc bắt đầu cho đến nay, chỉ sử dụng một chiếc điện thoại nhỏ xinh trong lòng bàn tay kết nối Internet. Giang gọi smartphone là chiếc điều khiển cuộc sống không giới hạn của mình. 

Làm công việc mình thích, dù kiếm được nhiều hay không, vẫn hơn làm công việc mình không thích, để rồi tiêu phí những đồng tiền đó vào việc xả stress, tiêu phí thanh xuân của mình đi.Làm, đó là bản năng, là gen, là khí chất trong thế hệ chúng ta. Đó cũng chính là triết lý của Samsung, không ngừng khám phá, thay đổi, phát minh và tái định nghĩa mọi chuẩn mực. Vì sáng tạo là không giới hạn, để tạo ra những điều không thể và từ đó không ngừng tạo ra những sản phẩm công nghệ mới mẻ, giúp phục vụ nhu cầu của người dùng và nâng tầm cuộc sống của họ. Vì thế giới cần những đột phá để kiến tạo nên tương lai tốt đẹp hơn. Khi bạn quyết tâm làm bất kể mọi rào cản, giới hạn và định kiến, thì Samsung quyết kiến tạo cùng bạn.

Nguyễn Minh (tổng hợp)