Hiện tại, tốc độ download tối đa mà mạng 4,5G, hay còn gọi là mạng 4G +, trong điều kiện lý tưởng đã đạt tới 600 Mb/giây. Để so sánh, nhiều gói cước 3G không giới hạn mà các nhà mạng trong nước đang cung cấp cho phép người dùng tải 600 MB tốc độ cao với mức cước 70.000 đồng/tháng.

{keywords}

Hiện tại, số lượng các mạng rục rịch triển khai mạng 4.5G đang tăng rất nhanh, chủ yếu do nhu cầu tải ảnh, xem video, tiêu thụ dữ liệu của người dùng di động ngày càng lớn. Nếu như tháng 1/2015, mới có khoảng 20 nhà mạng trên thế giới cung cấp dịch vụ 4G + thì sau 6 tháng, số lượng nhà mạng triển khai 4.5G đã tăng hơn 3,5 lần, vượt qua con số 70 nhà mạng.

"Sau 4G thì 4.5G đang là xu hướng mới trên phạm vi toàn cầu", đại diện Qualcomm nhận định tại cuộc họp báo chiều nay, 22/9.

Tất nhiên, con số 73 nhà mạng 4,5G nếu đặt cạnh 422 nhà mạng đã triển khai 4G tại 143 thị trường thì chưa nhiều, nhưng bức tranh toàn cảnh chắc chắn sẽ có sự thay đổi lớn sau 6 tháng nữa. Bên cạnh đó, 670 nhà mạng ở 181 thị trường cũng đang đầu tư cho 4G, trong đó có Việt Nam, khi Viettel, VNPT đều đã bày tỏ sự quan tâm đối với công nghệ này.

Tuy vậy, để đảm bảo chất lượng cung cấp dịch vụ và trải nghiệm cho người dùng thì hạ tầng mạng là rất quan trọng. Chất lượng dịch vụ cũng là một chủ đề rất nóng ở Việt Nam, khi nhiều kết quả khảo sát quốc tế gần đây đều tiết lộ, tốc độ 3G tại Việt Nam thấp gần nhất thế giới. Muốn cải thiện chất lượng, thu hút thêm thuê bao mới, triển khai những dịch vụ mới để tăng doanh thu thì nhà mạng, không cách nào khác, phải đầu tư vào hạ tầng, cải thiện năng lực mạng lưới của mình, các chuyên gia khuyến nghị.

Một yếu tố quan trọng nữa thúc đẩy tốc độ phổ cập của 4G và 4.5G chính là giá bán của thiết bị đầu cuối. Hiện nhiều smartphone hỗ trợ 4G LTE có giá bán chưa đến 150 USD, do các chipset bình dân như Snapdragon 410, 210 cũng đã hỗ trợ được 4G, do đó khả năng tiếp cận công nghệ của người dùng tại các nước đang phát triển cũng được cải thiện hơn.

T.C