Tên lửa Epsilon mang theo 7 vệ tinh trong đó có MicroDragon được phóng đi từ Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima, Nhật Bản. Theo Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), các vệ tinh đều đã lần lượt tách khỏi tên lửa Epsilon.

{keywords}
Hình ảnh tên lửa Epsilon mang theo 7 vệ tinh rời bệ phóng. Ảnh: JAXA

Sáu vệ tinh của Nhật Bản bao gồm: vệ tinh nhỏ của JAXA (200 kg); 3 vệ tinh dòng micro (60 kg) của Đại học Tohoku, ALE-1 (68 kg) của công ty ALE và 3 vệ tinh lớp cubesat (4 kg) và một số vệ tinh khác nặng từ 1 đến 3 kg. Theo JAXA, kinh phí cho vụ phóng lần này là vào khoảng 5,5 tỷ yên (50,5 triệu USD).

Sau khi phóng lên vũ trụ, MicroDragon sẽ tách khỏi tên lửa đẩy và hoạt động thử nghiệm từ 1-3 tháng trên vũ trụ. Sau thời gian này, MicroDragon sẽ đi vào vận hành ổn định.

{keywords}
MicroDragon được các kỹ sư JAXA lắp đặt thử nghiệm vệ tinh vào bộ gá đặt trong tên lửa. Ảnh: JAXA

Vệ tinh này được phát triển bởi 36 học viên là các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia từ JAXA và các giáo sư của Viện Kỹ thuật Công nghệ Kyushu, KyuTech.

Các học viên này đã theo học tại 5 trường Đại học hàng đầu Nhật Bản gồm: Đại học Tokyo, Đại học Keio, Đại học Hokkaido, Đại học Tohoku và Học viện Công nghệ Kyushu từ năm 2013 - 2017.

{keywords}
Mô phỏng hành trình của tên lửa và vệ tinh MicroDragon

Sau khi phóng lên vũ trụ, MicroDragon có nhiệm vụ quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện tượng xảy ra ở vùng biển ven bờ để phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam. Micro Dragon sử dụng hệ hai máy ảnh đa phổ với bộ lọc tinh thể lỏng có thể điều chỉnh (LCTF), có thể chụp được ở 12 dải phổ (từ 412nm-1.020nm), ảnh độ phân giải mặt đất tốt nhất là 78m, kích thước ảnh khoảng 36×48km khi vệ tinh hoạt động ở quỹ đạo 500km.

{keywords}
Tên lửa Epsilon mang theo 7 vệ tinh. Ảnh: JAXA.

Ảnh vệ tinh MicroDragon sẽ là cơ sở để trao đổi dữ liệu vệ tinh với cộng đồng micro trên thế giới, từ đó tăng cường khả năng đáp ứng nhanh trong các hoạt động như phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu.

Trước đó, các kỹ sư VNSC cũng chế tạo thành công vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon (1kg) và được phóng lên quỹ đạo vào tháng 11/2013.

H.N. (tổng hợp)

Việt Nam hội nhập CMCN 4.0: Tự sản xuất ô tô, robot, vệ tinh nhân tạo

Việt Nam hội nhập CMCN 4.0: Tự sản xuất ô tô, robot, vệ tinh nhân tạo

Ô tô VinFast, vệ tinh viễn thám, cánh tay robot hay thậm chí là lá nhân tạo đều là những thành tựu nổi bật của các công ty công nghệ Việt Nam nhằm theo kịp bước tiến của cuộc CMCN 4.0.