Có khá nhiều nghịch lý đang diễn ra ở Việt Nam. Ngân hàng đang chịu lỗ từ 8.000 - 11.000 đồng với mỗi giao dịch rút tiền từ máy ATM. Ngoài ra, dù giao dịch dùng tiền mặt chỉ chiếm 11,9%, Việt Nam vẫn bị coi là nền kinh tế tiền mặt.

Việt Nam vẫn bị coi là nền kinh tế tiền mặt

Việc thanh toán không dùng tiền mặt là thực trạng và xu thế của thế giới. Phần lớn các nước đều đã chuyển sang hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Ở một vài nước, việc sử dụng tiền mặt để thanh toán thậm chí còn khá khó khăn.

Tại Việt Nam, phần lớn các giao dịch chuyển khoản trong tiêu dùng chủ yếu là các hoạt động thanh toán thẻ. Thời gian gần đây, các hoạt động liên quan đến ngân hàng điện tử cũng đang diễn ra ngày một nhiều hơn. Đó là các dịch vụ internet banking, mobile banking và một số dịch vụ thanh toán mới. Ở Việt Nam, giao dịch phi tiền mặt chủ yếu vẫn là thẻ tín dụng. Điều này khác biệt khá nhiều so với các quốc gia khác.

GDP của Việt Nam năm 2017 đạt khoảng 290 tỷ USD. Tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế Việt Nam rơi vào khoảng 8,1 triệu tỷ. Trong đó, chỉ riêng tiền gửi đã ở mức 3,9 triệu tỷ với khách hàng cá nhân và 2,8 triệu tỷ đối với tổ chức kinh tế. Hằng năm, tốc độ tăng trưởng gần tương ứng với tốc độ tăng trưởng tín dụng trong nền kinh tế.

{keywords}
Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) giải thích vì sao tỷ lệ giao dịch tiền mặt thấp nhưng Việt Nam vẫn bị coi là nền kinh tế tiền mặt. Ảnh: Trọng Đạt

Tại thảo luận chuyên đề về kinh tế số bên lề Hội thảo Quốc tế 4G LTE 2018 sáng 6/4 tại Hà Nội, ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cho biết: “Tổng phương tiện thanh toán hằng năm của Việt Nam tăng trưởng khoảng 14 - 15%. Như vậy, càng ngày tiền ở trong túi của các cá nhân, tổ chức ngày một nhiều lên. Đây cũng là cơ hội để ứng dụng các công tác thanh toán nhiều hơn”.

Một điều đáng chú ý là chỉ có khoảng 11,9% các giao dịch ngân hàng ở Việt Nam được thanh toán bằng tiền mặt. Nền kinh tế Việt Nam vẫn thường xuyên được coi là nền kinh tế tiền mặt bởi tỷ lệ này tuy nhỏ nhưng nếu quy ra lượng tiền, con số 11,9% đó là rất lớn. Tổng quy mô thanh toán của Việt Nam cỡ khoảng 20 triệu tỷ mỗi năm. Như vậy, mỗi năm sẽ có khoảng 3 triệu tỷ được thanh toán bằng tiền mặt.

Theo Tổng giám đốc TPBank, việc sử dụng quá nhiều tiền mặt dẫn đến những phí tổn không cần thiết đối với nền kinh tế. Đó là chi phí cho việc duy trì lưu thông tiền tệ bằng tiền mặt, thu chi, kiểm đếm, bảo quản, đóng gói…

Mỗi ngân hàng tại Việt Nam cũng phải duy trì đội ngũ nhân sự vài ngàn người chỉ chuyên để kiểm đếm, đóng gói tiền mặt. Nếu chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt, các chi phí đó sẽ giảm đi rất nhiều, bên cạnh đó là việc hạn chế các rủi ro trong khâu vận hành, bao gồm cả gian lận.

{keywords}
Dù thường xuyên đón nhận phản ứng tiêu cực về mức phí rút tiền, các ngân hàng Việt Nam đang chịu lỗ mỗi lần người sử dụng rút tiền từ máy ATM.

Mỗi lần rút máy ATM, ngân hàng chịu lỗ từ 8.000 - 10.000 đồng

Thị trường thanh toán của Việt Nam hiện có 132 triệu thẻ. Tuy vậy, 93% trong số này là các thẻ ATM. Phần lớn người dân đang sử dụng thẻ này để rút tiền từ các máy ATM chứ không sử dụng để thanh toán. Phần lớn người Việt Nam sử dụng thẻ cho việc thanh toán bằng tiền mặt.

Việt Nam hiện có hơn 17.500 cây ATM. Chi phí duy trì hệ thống máy ATM này là rất lớn. Với mỗi một giao dịch rút tiền từ cây ATM của người dân, khách hàng phải chịu phí tổn cỡ khoảng 11.000 - 12.000 đồng.

Các ngân hàng hiện đang chỉ được phép thu từ 1.000 - 3.000 đồng đối với mỗi giao dịch. Xét về mặt này, các ngân hàng đang chịu lỗ và phải lấy từ các dịch vụ khác để bù lại.

Như vậy, nếu người Việt dùng thẻ chỉ để rút tiền qua ATM thì điều đó không chỉ có hại cho các ngân hàng mà còn tác động xấu lên cả nền kinh tế. Các giao dịch bán lẻ trong nền kinh tế khi chuyển đổi sang không dùng tiền mặt sẽ có lợi cho cả nền kinh tế lẫn người dân cũng như các tổ chức, ngân hàng. Chính vì vậy, nhu cầu chuyển đổi sang thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam ngày càng trở nên cấp thiết.

{keywords}
Các chuyên gia đang chia sẻ những phương pháp áp dụng Internet tốc độ cao băng thông rộng đẻ thúc đẩy hoạt động của nền kinh tế. Ảnh: Trọng Đạt

Việt Nam hiện có 268.000 máy cà thẻ (POS) và máy đọc thẻ (EDC). Các công cụ này áp đảo hoàn toàn về mặt số lượng so với các máy ATM thế nhưng lượng giao dịch chỉ bằng khoảng 1/6. Điều này cho thấy việc dùng thẻ trong các giao dịch thanh toán hiện nay vẫn còn đang rất hạn chế.

Để giải quyết điều này, Ngân hàng Nhà nước đã có đề án trình lên Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, đến năm 2020, số người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng sẽ tăng lên mức 70%.

Việt Nam đứng thứ 12 thế giới về số lượng người dùng Internet. Nước ta cũng đang thúc đẩy việc ứng dụng Internet tốc độ cao băng thông rộng trong hoạt động của nền kinh tế. Đây là một tiền đề tốt để số hóa nền kinh tế và ứng dụng các dịch vụ thanh toán ngân hàng số.

Trọng Đạt

Ồ ạt mua Bitcoin miễn phí vì sàn giao dịch tiền ảo lỗi

Ồ ạt mua Bitcoin miễn phí vì sàn giao dịch tiền ảo lỗi

Zaif - một sàn giao dịch tiền kỹ thuật số tại Nhật Bản vừa bị lỗi hệ thống. 7 nhà giao dịch đã nhanh tay mua vào một lượng tiền số các loại hoàn toàn miễn phí.

Tài khoản ngân hàng gánh chục loại phí: Không giao dịch cũng mất tiền

Tài khoản ngân hàng gánh chục loại phí: Không giao dịch cũng mất tiền

Một tài khoản ngân hàng đang phải gánh hàng chục khoản phí khác nhau. Khi giao dịch bạn mất phí cho từng lần nhưng khi cả tháng trời không giao dịch gì bạn cũng mất tiền hàng chục ngàn đồng.

Lợi dụng Windows, tin tặc có thể đánh cắp tiền ảo đang giao dịch

Lợi dụng Windows, tin tặc có thể đánh cắp tiền ảo đang giao dịch

Phần mềm độc hại ComboJack phát tán qua e-mail có thể đánh cắp tiền ảo của nạn nhân khi đang giao dịch.

Sàn giao dịch tiền ảo bị hacker chiếm đoạt 534 triệu USD

Sàn giao dịch tiền ảo bị hacker chiếm đoạt 534 triệu USD

Sàn giao dịch tiền thuật toán Coincheck của Nhật Bản, một trong những sàn lớn nhất quốc gia này, vừa bị hacker đánh cắp 523 đồng NEM, trị giá 534 triệu USD theo tỷ giá ngày 26/1