Theo tờ Vox, mới chỉ có nhà mạng Verizon ở Mỹ triển khai thương mại mạng 5G ở hai thành phố là Chicago và Minneapolis. Chỉ một số khách hàng dùng điện thoại di động tại hai thành phố này có thể tiếp cận 5G.

{keywords}
Ảnh minh họa: ZDnet

19 thành phố nữa ở Mỹ cũng có 5G nhưng mới chỉ có khách hàng được lựa chọn mới có thể sử dụng thử nghiệm công nghệ này. Sẽ mất hàng năm nữa 5G mới được triển khai rộng rãi ở Mỹ nhưng tại sao mạng này lại trở thành một vấn đề "nóng" như hiện nay?

Theo Vox, 5G là một phần trong cuộc chạy đua giành vị trí thống trị Internet giữa các quốc gia cũng như các nhà cung cấp di động cạnh tranh với nhau. 5G giải quyết được mọi vấn đề về cơ sở hạ tầng quốc gia đang xuống cấp và băng thông rộng ở nông thôn. 5G được coi là xương sống của mạng viễn thông tương lai, đảm bảo thế thống trị trong công nghệ tương lai.

Với những lý do đó, 5G đang trở thành tâm điểm xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc.

5G thực sự nhanh

Mỗi lần nâng cấp mạng, tốc độ sẽ nhanh hơn và có nhiều cách để sử dụng mạng ở tốc độ này. Ví dụ khi mạng 3G được nâng cấp thành 4G, người dùng có thể xem video có độ nét cao trên điện thoại di động và có thể sử dụng nhiều phát minh và công nghệ liên quan như Snapchat, FaceTime hay Uber.

{keywords}
Huawei bị cản trở khi triển khai 5G tại các nước. Ảnh: ABC

Ông Adriane Blum, Giám đốc truyền thông của công ty thử nghiệm tốc độ Internet Ookla, nói: “Từ góc độ người tiêu dùng và góc độ ngành, người dùng luôn sẵn sàng đón nhận làn sóng đổi mới tiếp theo. Người dùng sẽ tìm cách sử dụng tốc độ kết nối mới của mạng. Nếu có băng thông rộng, người tiêu dùng sẽ tìm cách để tối ưu hóa”.

Nhanh hơn nhiều và tốc độ xử lý mạnh hơn nhiều so với 4G, mạng 5G sẽ cho phép người dùng tải toàn bộ bộ phim về điện thoại chỉ trong vài giây, chứ không phải vài phút. Tốc độ mạng nhanh như vậy có thể cho phép ứng dụng rộng rãi trong mọi thứ, kể là những thứ mà ta chưa nghĩ tới.

Với những người dành phần lớn thời gian trên mạng, tốc độ Internet nhanh là một điều tốt. Với một nền kinh tế ngày càng nhiều công ty công nghệ, tốc độ mạng chậm là một điểm trừ lớn.

5G giải quyết vấn đề băng thông rộng ở vùng nông thôn

Kết nối băng thông rộng ở vùng nông thôn Mỹ rất kém. Từ nhà, người ta phải đi một quãng đường xa mới có dịch vụ mạng để sử dụng. Theo báo cáo năm 2017 của Viện Brookings, chỉ 15% tổng dân số Mỹ sống ở nông thôn nhưng họ lại sống chủ yếu ở khu vực chưa triển khai băng thông rộng.

{keywords}
Huawei tự tin đi đầu trong công nghệ 5G. Ảnh: Reuters

Vì mạng băng thông rộng có dây tới các khu vực thưa dân và xa xôi ở Mỹ rất tốn kém nên các công ty viễn thông không đầu tư vào đó, khiến các khu vực này thiếu dịch vụ nghiêm trọng.

Nhiều người chỉ ra rằng Internet di động 5G là một cách để giải quyết khó khăn trên dù 5G không hẳn là giải pháp phép màu. 5G ở vùng nông thông sẽ không có nhiều công năng như ở thành phố. Người dùng sẽ gặp vấn đề như dữ liệu hạn chế và đắt đỏ so với băng thông rộng có dây.

Dù vậy, 5G là một trong nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề kết nối băng thông rộng tại nông thôn.

Thế nhưng, trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay, hy vọng về việc nông thôn Mỹ sớm có mạng 5G đã bị dập tắt.

Huawei bị gây khó khi triển khai mạng 5G

Cuộc chiến tranh thương mại cũng như công nghệ hiện nay giữa hai nước đang khiến quá trình triển khai mạng 5G gặp khó khăn.

Đầu tháng 5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cấm các công ty công nghệ Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông có thể gây mối đe dọa cho an ninh quốc gia. Lệnh cấm này nhằm vào Huawei, công ty Trung Quốc bán thiết bị viễn thông 5G. Ngay sau khi ông Trump thông báo lệnh cấm, Bộ Thương mại Mỹ đã cho Huawei vào danh sách đen thương mại.

{keywords}
Mỹ tìm cách cản trở Huawei phát triển. Ảnh: Reuters

Sự việc có ảnh hưởng tới việc triển khai mạng 5G vì Huawei sản xuất nhiều hạ tầng mạng lưới cần thiết mà giá lại phải chăng cho 5G. Huawei cũng phát triển công nghệ này nhanh hơn các công ty khác và đã có cơ sở hạ tầng viễn thông sẵn có tại nhiều nơi trên thế giới.

Chiến tranh thương mại đang làm cho việc mở rộng 5G ở Mỹ thêm tốn kém. Lệnh cấm nhằm vào Huawei thậm chí còn cản trở 5G phát triển.

Theo tờ Vox, lệnh cấm này dường như mâu thuẫn với tuyên bố mà ông Trump đưa ra đầu năm nay, nói rằng Mỹ phải thắng cuộc đua 5G để đảm bảo tính cạnh tranh quốc gia và để cải thiện đời sống người dân Mỹ. Ông cũng từng cam kết nới lỏng quy định và phạm vi để 5G được triển khai rộng.

Tuy nhiên, những cam kết này dường như chỉ quan trọng về mặt chính trị, vì Mỹ có một số kết nối Internet đắt nhất và chậm hơn so với nhiều nước. Hồi tháng 4, Mỹ đứng thứ 33 về tốc độ tải di động toàn cầu và đứng thứ 9 về tốc độ băng thông rộng cố định.

Ở Thụy Sĩ, quốc gia chỉ bằng một bang nhỏ ở Mỹ, có 225 địa điểm mà 5G đã được triển khai và người dân có thể sử dụng thực sự, trong khi ở Mỹ chỉ có 19 địa điểm.

5G chỉ là công cụ tiếp thị?

Tuy nhiên, xét nhiều khía cạnh, 5G là một công cụ trong chiến dịch tiếp thị mà các nhà cung cấp di động đều đang chạy đua với nhau nhằm thu hút khách hàng dùng sản phẩm của mình.

{keywords}
Ảnh minh họa. Nguồn: thisdaylive

Ai có dịch vụ nhanh nhất, hay quảng cáo thành công nhất, sẽ thu hút được khách hàng.

Ông Adriane Blum thuộc công ty Ookla nói: “Rõ ràng là khả năng triển khai mạng 5G chính thức tới tới khách hàng mang lại rất nhiều điều tự hào cho các công ty”.

Phóng viên Dieter Bohn của tờ The Verge lại có suy nghĩ khác về lý do triển khai 5G của các công ty: Doanh số bán điện thoại sụt giảm, vì thế ngành sản xuất điện thoại thông minh đang tìm cách để kích thích khách hàng lao vào làn sóng nâng cấp điện thoại tốn kém. Muốn dùng 5G, người tiêu dùng sẽ cần một chiếc điện thoại mới đời cao hơn và hiện đại hơn.

Theo Báo Tin tức

Huawei tìm 'miền đất hứa' Nam Á

Huawei tìm 'miền đất hứa' Nam Á

Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei đang gặp bất lợi ở phương Tây, nhưng Nam Á lại là một thị trường đồ sộ, chín muồi của công ty này.