Thông tin này được một giám đốc cấp cao của Tokyo Electron tiết lộ với Reuters.

Quyết định này cho thấy nỗ lực của Washington trong việc ngăn chặn việc bán công nghệ cho các công ty Trung Quốc, trong đó có Huawei, mà các công ty không thuộc Mỹ cũng tuân theo. Trung Quốc, vốn đang bị mắc kẹt trong thương chiến với Mỹ, đang đẩy mạnh xây dựng ngành thiết bị bán dẫn để giảm độ phụ thuộc vào các nhà cung ứng Mỹ, Nhật Bản và châu Âu.

“Chúng tôi sẽ không hợp tác với các khách hàng Trung Quốc bị lệnh cấm", vị giám đốc này cho biết. "Điều quan trọng đối với chúng tôi là chính phủ và ngành công nghiệp Mỹ thấy được rằng Tokyo Electron là một công ty công bằng”, vị giám đốc viện dẫn mối quan hệ đối tác lâu dài với Hoa Kỳ kể từ năm 1960, đề nghị được giấu tên vì vấn đề nhạy cảm.

{keywords}
Các công ty công nghệ bên ngoài Mỹ cũng từ chối Huawei. Ảnh: Reuters

Giới thạo tin cho hay, một nhà cung cấp thiết bị chip lớn khác của Nhật Bản cũng đang xem xét tạm ngừng các lô hàng cho các công ty Trung Quốc nằm trong "danh sách đen".

Các giám đốc điều hành tại các công ty cung cấp thiết bị khác cũng thông báo về quá trình liên lạc chặt chẽ của họ với Bộ công nghiệp Nhật Bản. Họ lo ngại sẽ gặp rắc rối nếu tận dụng lệnh cấm xuất khẩu của Mỹ để mở rộng kinh doanh với các công ty Trung Quốc, dù chưa nhận được chỉ thị nào từ Bộ này.

Giám đốc điều hành Tokyo Electron không nêu cụ thể tên các khách hàng Trung Quốc, nhưng nhà sản xuất chip bộ nhớ có sự hậu thuẫn của Trung Quốc là Fujian Jinhua Integrated Circuit Co hiện đang nằm trong danh sách những công ty không thể mua hàng công nghệ từ công ty Mỹ. Ngoài Fujian Jinhua, một số công ty và tổ chức nghiên cứu khác của Trung Quốc đang nằm trong “danh sách đỏ” mà các công ty Mỹ được khuyên là nên tránh.

HiSilicon, công ty sản xuất chip của Huawei không mấy tên tuổi, chuyên về thiết kế chip, do đó không phải là công ty mua thiết bị sản xuất chip. Nhưng Huawei cũng phải đối mặt với các rủi ro lớn từ các nhà cung ứng ngoài nước Mỹ đang tuân thủ theo "danh sách đen" mà Nhà trắng đưa ra.

Hãng thiết kế chip ARM của Anh, do SoftBank của Nhật Bản kiểm soát, đã tạm ngừng hợp tác với Huawei, làm tê liệt khả năng tự tạo ra các dòng chip mới cho smartphone tương lai của công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc. Nhưng công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan, cái tên hàng đầu thế giới về sản xuất chip cho biết họ sẽ tiếp tục là nhà cung cấp cho Huawei.

Bắc Kinh đã đầu tư rất mạnh để phát triển các nhà cung cấp thiết bị sản xuất chip nội địa, một phần trong nỗ lực đạt được mục tiêu sản xuất 70% thiết bị bán dẫn mà họ sử dụng vào năm 2025. Nhưng các nguồn tin nội bộ cho biết, các công nghệ tại các nhà cung cấp Trung Quốc này vẫn còn thua xa, điều khiến Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào thiết bị nhập khẩu.

Hải Phong (tổng hợp)

Công ty Mỹ yêu cầu đối tác châu Âu tẩy chay Huawei

Công ty Mỹ yêu cầu đối tác châu Âu tẩy chay Huawei

Nhiều đối tác châu Âu của công ty Mỹ được yêu cầu ngừng bán sản phẩm cho Huawei.