CEO Google thừa nhận YouTube thất bại trong việc lọc nội dung độc hại

Trong bài phỏng vấn mới đây, CEO Google thừa nhận những nỗ lực của công ty này để kiểm soát nội dung độc hại trên YouTube chưa đạt được tác dụng như mong đợi.

Khi được hỏi về những nội dung độc hại còn tồn tại trên YouTube, ông Sundar Pichai thừa nhận YouTube vẫn chưa làm tốt việc lọc nội dung.

CEO Sundar Pichai cho rằng công ty này xếp hạng nội dung trên YouTube dựa trên chất lượng, giống như cách họ xếp hạng các thông tin trên Google. Đây có thể là kẽ hở của nền tảng này.

Tuần trước, YouTube đã điều chỉnh 3 chính sách nhằm hạn chế các video thuộc dạng "nhạy cảm". Đây thường là những video hướng vào một nhóm đối tượng cụ thể, có thể là những người thuộc nhóm LGBTQ hoặc các chủng tộc, tôn giáo bị phân biệt đối xử.

Amazon vượt Apple và Google trở thành thương hiệu giá trị nhất thế giới

Amazon vừa phá vỡ "triều đại" 12 năm của Apple và Google để trở thành thương hiệu giá trị nhất thế giới trong bảng xếp hạng BrandZ Top 100.

Theo bảng xếp hạng 100 thương hiệu hàng đầu toàn cầu mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Kantar đưa ra ngày 11/6, giá trị của Amazon đã tăng 52% trong khoảng thời gian từ 2018 đến 2019, đạt 315,5 tỷ USD.

Apple tăng 3% lên 309,1 tỷ USD xếp ở vị trí thứ 2. Google chỉ tăng 2% xuống mức 309 tỷ USD.

Microsoft, đứng ở vị trí thứ 4 với với giá trị đtạ 251 tỷ USD, ghi nhận mức tăng giá trị tốt thứ 2 trong Top 10 với 25%. Tiếp theo là Visa, công ty công nghệ thanh toán toàn cầu xếp ở vị trí thứ 5 với 178 tỷ USD.

Alibaba xếp ở vị trí thứ 7 với mức tăng 16% đạt 131 tỷ USD. Facebook đứng ở vị trí thứ 6, giảm 2% và Tencent vị trí thứ 8, giảm 27%.

Google cảnh báo "hiểm họa" từ hệ điều hành mới của Huawei

Tờ Financial Times cho biết công ty mẹ của Google là Alphabet cảnh báo lệnh cấm từ chính quyền Trump hồi tháng 5 không cho phép cung cấp miếng vá bảo mật Android cho thiết bị Huawei hiện có.

Việc Huawei tự phát triển hệ điều hành riêng có thể mở toang cánh cửa cho tin tặc do công ty trung Quốc không có bí quyết và công nghệ cần thiết để bảo vệ nền tảng trước nguy cơ tấn công mạng.

Hiện tại, Google đang triển khai nhiều lớp bảo vệ an ninh cho Play Store, trong đó có tính năng Play Protect giúp phát hiện phần mềm độc hại và loại bỏ các ứng dụng gây hại.

Nếu không có những công nghệ này, kho ứng dụng của Huawei sẽ bị tin tặc tấn công trong chớp mắt, và chúng sẽ sử dụng nền tảng này tấn công chính phủ Mỹ.

Công ty chip hàng đầu Nhật Bản tẩy chay các đối tác Trung Quốc

Tokyo Electron, nhà cung cấp thiết bị sản xuất chất bán dẫn lớn thứ 3 thế giới, sẽ ngừng cung ứng hàng cho các đối tác Trung Quốc nằm trong "danh sách đen" của Mỹ.

Quyết định này cho thấy nỗ lực của Washington trong việc ngăn chặn việc bán công nghệ cho các công ty Trung Quốc, trong đó có Huawei, khiến các công ty không thuộc Mỹ cũng tuân theo.

Giới thạo tin cho hay, một nhà cung cấp thiết bị chip lớn khác của Nhật Bản cũng đang xem xét tạm ngừng các lô hàng cho các công ty Trung Quốc nằm trong "danh sách đen".

Các giám đốc điều hành tại các công ty cung cấp thiết bị khác lo ngại sẽ gặp rắc rối nếu tận dụng lệnh cấm xuất khẩu của Mỹ để mở rộng kinh doanh với các công ty Trung Quốc, dù chưa nhận được chỉ thị nào từ Bộ công nghiệp Nhật Bản.

Facebook trả tiền để 'theo dõi' người dùng

Facebook mới đây đã tung ra một cách mới giúp công ty này có thể thu thập dữ liệu về các ứng dụng và thiết bị mà người dùng đang sử dụng.

Bằng cách cài đặt ứng dụng mang tên gọi Study by Facebook, người dùng cũng cho phép Facebook truy cập các thông tin liên quan đến tính năng trong ứng dụng mà họ quan tâm nhất.

Tất cả người tham gia dự án sẽ được trả phí do đã tải về ứng dụng và cho phép Facebook tiếp cận dữ liệu.

Facebook không tiết lộ chi tiết về vấn đề này.

Hải Nguyên (tổng hợp)