Làm thế nào để thay đổi Việt Nam với công nghệ Blockchain? Đó là điều mà nhiều chuyên gia trăn trở khi nhắc đến công nghệ này, trong khi đại đa số mọi người khi nghe nói đến Blockchain vẫn chỉ mới nghĩ về tiền ảo.

Công nghệ blockchain và kỳ thi không giấy sẽ bịt lỗ hổng con người

Công nghệ Blockchain đang thay đổi thế giới như thế nào?

Blockchain không chỉ là tiền ảo, mà còn vô vàn ứng dụng khác

Chiều 7/10, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo về công nghệ Blockchain với chủ đề “Làm thế nào để thay đổi Việt Nam với công nghệ Blockchain”.

Công nghệ Blockchain còn khá xa lạ ở Việt Nam, thế nhưng đa phần người dân mới chỉ biết tới một vài ứng dụng của công nghệ này như các loại tiền ảo. Tuy nhiên ẩn giấu đằng sau những đồng tiền mã hóa là một công nghệ có khả năng làm thay đổi thế giới. Cùng với Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn hay Internet vạn vật (IoT), Blockchain là một trong những trụ cột về công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Tại buổi hội thảo, các học giả đã chia sẻ nhiều câu chuyện liên quan tới công nghệ Blockchain. Từ đó, gợi mở ra nhiều điều về việc làm sao để ứng dụng được những tiềm năng của công nghệ này tại thị trường trong nước.

Giấy tờ nhà lưu trên giấy có thể mất, nhưng trên Blockchain thì tồn tại mãi với thời gian

Mở đầu buổi hội thảo, ông Triệu Anh Dũng - Phó GĐ Trung tâm nghiên cứu công nghệ Blockchain QNET giải thích cho người nghe về công nghệ Blockchain. Công nghệ này sử dụng một mạng lưới máy tính để lưu trữ thay vì chỉ một hệ thống máy chủ hay một vài máy chủ phân tán như thông thường.

Trong khi đó, mô hình ứng dụng truyền thống hiện nay chạy trên cloud (đám mây), sử dụng máy chủ tập trung và rất nhiều các máy trạm khác nối vào. Nói về điểm yếu của hệ thống này, ông Triệu Anh Dũng cho biết, nếu sự cố xảy ra với máy chủ trung tâm, nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn hệ thống.

{keywords}
Ông Triệu Anh Dũng - Phó GĐ Trung tâm nghiên cứu công nghệ Blockchain QNET giải thích cho người nghe về công nghệ Blockchain. Ảnh: Trọng Đạt

Theo Phó GĐ Trung tâm nghiên cứu công nghệ Blockchain QNET, Blockchain là bước tiến tiếp theo của mô hình tính toán này, trong đó không tồn tại vai trò của máy chủ nữa. Thay vào đó, một loạt các máy tính được kết nối ngang hàng với nhau. Mạng lưới này sẽ lưu trữ dữ liệu đồng thời và cung cấp hệ thống để xử lý một vấn đề nào đó.

Nói về tính ứng dụng của Blockchain vào thực tế cuộc sống, nhà nghiên cứu này cho rằng Blockchain sẽ tạo ra quanh chúng ta các điểm nút của mạng lưới. Và vì thế, khi người dùng cần cung ứng dịch vụ từ mạng lưới, họ sẽ được nối tới các nút gần nhất thay vì phải kết nối tới máy chủ tập trung, độ sẵn sàng của ứng dụng cũng vì thế mà nhanh hơn trước.

{keywords}
Nhờ khả năng lưu trữ dữ liệu phân tán, đồng bộ, bảo mật và không thể tẩy xóa, Blockchain có tiềm năng ứng dụng lớn vào việc quản lý con người, các loại phương tiện hay việc ứng dụng vào nền hành chính công. 

Blockchain cũng có thể sử dụng trong việc lưu trữ thông tin về sở hữu đất đai. Nếu giữ giấy tờ nhà cửa đất đai bằng một tờ giấy, chúng sẽ mủn dần theo thời gian. Tuy nhiên nếu được lưu trữ trên chuỗi khối blockchain thông qua hàng ngàn bản lưu trữ trên các nút ở khắp nơi, chứng nhận này sẽ tồn tại mãi.

Theo ông Triệu Anh Dũng, các dữ liệu trên chuỗi khối chỉ mất đi khi tất cả các máy tính trên toàn cầu cùng bị mất điện và mất kết nối Internet, ở cùng một thời điểm. Do các điểm nút đều ngang hàng với nhau, việc tấn công DDoS từ chối dịch vụ là không thể.

Blockchain sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề của thương mại điện tử

Một khách mời đặc biệt khác của hội thảo là ông Nguyễn Minh Thảo - CEO Umbala. Ông Thảo được biết đến khi tham dự Shark Tank Việt Nam và gọi vốn thành công 260.000 USD (gần 6 tỷ đồng) từ Shark Vương và Shark Thủy.

Theo ông Thảo, các giao thức (protocol) vốn đã tồn tại từ khi xã hội loài người còn ở trạng thái nguyên thủy. Cùng với sự phát triển của công nghệ, giờ đây các giao thức đó đã ngày càng trở nên phức tạp hơn. Trong tương lai, khi công nghệ Blockchain và hợp đồng thông minh được ứng dụng rộng rãi hơn, chúng sẽ trở thành những giao thức mới và thay đổi cách con người mua bán, trao đổi hàng hóa với nhau trong quá khứ.

Ông Thảo cũng trăn trở về việc làm sao để số hóa tài sản là một ngôi nhà và nói xa hơn là cả thị trường bất động sản. Điều này sẽ giúp những người thiếu vốn có thể đầu tư và sở hữu một phần căn nhà thay vì phải mua cả một toà nhà. Loại tài sản số hóa này cũng có thể tiến hành chuyển nhượng, mua bán và giao dịch thông qua các token giống như một mã chứng khoán. 

{keywords}
CEO Nguyễn Minh Thảo chia sẻ những góc nhìn về việc ứng dụng công nghệ Blockchain. Ảnh: Trọng Đạt

Hội thảo lần này cũng đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của IDA tại Việt Nam. Đây là công ty chuyên cung cấp các giải pháp kỹ thuật và nền tảng trong lĩnh vực Blockchain, IoT, Big Data và AI. Tham vọng của IDA là tiến hành số hóa các tài sản hiện hữu thông qua công nghệ chuỗi khối.

Để cụ thể hóa dự định đó, công ty này đã mua lại và tiến hành số hóa một khu rừng nguyên sinh tại Lào. Toàn bộ lượng gỗ thu hoạch được từ khu rừng này sẽ được biến thành các tài sản ảo để giao dịch tại thị trường quốc tế thông qua các hợp đồng thông minh (smart contract).

IDA cũng sẽ kết hợp cùng Taobao để triển khai công nghệ Blockchain vào trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Trung Quốc. Mục tiêu của kế hoạch này là tận dụng khả năng xử lý lượng lớn transaction/giây và tính năng bảo mật, không thể làm giả của Blockchain nhằm bảo vệ bản quyền, loại trừ vấn nạn hàng giả, hàng nhái trong thương mại điện tử.

Trong phiên thảo luận, các chuyên gia và diễn giả trong và ngoài nước đều cho thấy niềm tin rằng công nghệ chuỗi khối sẽ đóng vai trò ngày càng lớn trong việc thay đổi thế giới. Công nghệ Blockchain sẽ trở thành tương lai của thương mại điện tử, tài chính, giáo dục và nhiều ngành nghề kinh tế khác chỉ trong vòng 5 - 8 năm tới.

Trọng Đạt

Tiến sĩ Blockchain hiến kế xóa bỏ gian lận thi cử tại Hà Giang, Sơn La

Tiến sĩ Blockchain hiến kế xóa bỏ gian lận thi cử tại Hà Giang, Sơn La

Trước vấn nạn tiêu cực trong thi cử ở Hà Giang và Sơn La, đã có không ít những ý kiến được các nhà khoa học đưa ra nhằm tìm giải pháp triệt để cho hiện tượng gian lận này.

Truy xuất nguồn gốc nông sản bằng blockchain: Tiện lợi nhưng khó áp dụng

Truy xuất nguồn gốc nông sản bằng blockchain: Tiện lợi nhưng khó áp dụng

Ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc nông sản đang là đề tài được rất nhiều đối tượng quan tâm từ nông dân, nhà cung ứng, và cả khách hàng. Tuy nhiên nhiều người vẫn mơ hồ về khái niệm khá mới mẻ này.

CEO blockchain Lynn Hoàng:Tôi mơ Việt Nam sẽ mạnh gần bằng Singapore trong 5 năm tới

CEO blockchain Lynn Hoàng:Tôi mơ Việt Nam sẽ mạnh gần bằng Singapore trong 5 năm tới

 Lynn Hoàng, một trong 100 đại diện người Việt trẻ từ thung lũng Silicon (Mỹ), hy vọng Việt Nam trong vòng 5 năm nữa có thể trở thành một nước mạnh gần bằng Singapore và có nền kinh tế sẽ phát triển hơn.

Giấc mơ thay đổi VN với blockchain của CEO Việt từ thung lũng Silicon

Giấc mơ thay đổi VN với blockchain của CEO Việt từ thung lũng Silicon

Lynn Hoàng, một CEO trẻ đang làm việc tại thung lũng Silicon (Mỹ) chia sẻ về giấc mơ Việt Nam sẽ thay đổi nhanh chóng trong 5 năm tới với blockchain