Mới đây, trong cuộc phỏng vấn trên Financial Times, người sáng lập và Giám đốc điều hành Huawei - Ren Zhengfei đã đặc biệt nhấn mạnh, nếu công ty của ông được chính phủ Trung Quốc yêu cầu mở khóa các thiết bị của mình, ông sẽ hành động giống như Apple và từ chối làm như vậy. Vị Giám đốc điều hành gọi Apple là hình mẫu của mình khi nói đến bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.

{keywords}
Huawei vẫn đang lao đao vì "chiến tranh" thương mại Mỹ - Trung

Năm ngoái, CEO Tim Cook của Apple đã khiến truyền thông thế giới chú ý với tuyên bố: Apple sẽ không bao giờ biến khách hàng của mình thành sản phẩm. Ngoài ra, vào năm 2016, Apple đã bất chấp lệnh của tòa án yêu cầu mở khóa một chiếc iPhone 5c thuộc về tay bắn súng - Syed Farook. Công ty lo sợ rằng nếu tạo ra một phiên bản iOS ngoại lệ, cho phép FBI mở khóa iPhone của Farook, điều này sẽ đe dọa sự riêng tư của tất cả người dùng iPhone.

Ông Ren chỉ ra rằng dữ liệu thuộc quyền sở hữu của khách hàng Huawei và tuyên bố rằng thông thường chỉ các nhà mạng theo dõi người dùng, không phải các công ty sản xuất điện thoại. Tuy nhiên, vị trí hiện tại của Huawei trong “Danh sách thực thể” của Bộ thương mại Mỹ thực tế lại chẳng liên quan gì đến quyền riêng tư.

{keywords}
iPhone của Apple vẫn là sản phẩm được bảo mật tốt hiện nay

Phía chính phủ Mỹ quan ngại rằng theo luật pháp của Trung Quốc, Huawei có thể được chính phủ chỉ đạo để theo dõi khách hàng của mình. Và có những tin đồn cho rằng các sản phẩm của Huawei có chứa các “cửa hậu”, gửi thông tin đến Bắc Kinh. Huawei đã phủ định điều này nhiều lần và lãnh đạo công ty thậm chí còn sẵn sàng đề nghị ký một tài liệu "không gián điệp" với bất kỳ quốc gia nào.

Người sáng lập Huawei nhận định được tầm vĩ mô của các công ty Mỹ

Ông Ren Zhengfei, người sáng lập và CEO, Huawei cho hay: "Chúng tôi sẽ không bao giờ làm điều đó (bán dữ liệu khách hàng). Nếu tôi làm điều đó dù chỉ một lần, Mỹ sẽ có bằng chứng để lan truyền khắp thế giới. Sau đó, 170 quốc gia và khu vực nơi chúng tôi hiện đang hoạt động sẽ ngừng mua sản phẩm của chúng tôi, và công ty của chúng tôi sẽ sụp đổ. Sau đó, ai sẽ trả các khoản nợ của chúng tôi? Nhân viên của chúng tôi đều rất có năng lực, vì vậy họ sẽ từ chức và thành lập công ty riêng, để tôi một mình trả nợ. Tôi thà chết còn hơn. "

Giám đốc điều hành nhấn mạnh rằng chính quyền Trump không có cơ sở về những mối lo ngại về Huawei và lưu ý rằng chính phủ Trung Quốc vẫn quản lý các công ty tư nhân như Huawei thông qua luật pháp và thuế. Ông Ren cũng tuyên bố rằng Trung Quốc không can thiệp vào các hoạt động kinh doanh của Huawei. "Tôi không biết tại sao chính phủ Mỹ lại quản lý các công ty công nghệ của mình nhiều như vậy."

{keywords}
CEO Huawei - Nhậm Chính Phi

Vì lệnh cấm, Huawei dự kiến ​​sẽ chứng kiến ​​sự sụt giảm doanh thu “khổng lồ”, lên tới khoảng 30 tỷ USD trong năm nay. Thêm vào đó, công ty này sẽ mất đi khoản lợi nhuận ước tính khoảng 8 tỷ USD. Thêm vào đó, nhà sản xuất này đã thừa nhận rằng sẽ không thể vượt qua Samsung để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới vào năm tới. Đây là mục tiêu mà Huawei đã đề ra từ năm 2016.

Công ty này đã xuất xưởng 206 triệu điện thoại vào năm ngoái, đứng thứ ba sau Samsung và Apple. Trong quý đầu tiên năm nay, hãng này đã bán ra 59 triệu chiếc, chỉ đứng sau Samsung. Trong những tháng còn lại của năm nay, Huawei sẽ xuất xưởng ít hơn 40% đến 60% điện thoại ra bên ngoài thị trường Trung Quốc.

{keywords}
Huawei P30 Pro

Tuần trước, Tổng thống Mỹ - Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình đã đồng ý một thỏa thuận “ngừng bắn” tạm thời để ngăn chặn cuộc chiến thương mại giữa hai nước. Ông Trump cho hay phía Trung Quốc đã đồng ý mua số lượng lớn các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ. Ông cũng tiết lộ rằng "các công ty Mỹ có thể bán thiết bị của họ cho Huawei."

Tuy nhiên, vào tuần trước, trong một email được gửi bởi John Sonderman, Phó Giám đốc Văn phòng Kiểm soát Xuất khẩu nhấn mạnh rằng Huawei vẫn nằm trong Danh sách Thực thể và vẫn bị " liệt vào danh sách đen". Cho đến nay, vẫn chưa có công ty Mỹ nào công bố kế hoạch tiếp tục bán vật tư cho nhà sản xuất Trung Quốc đang bị “cách ly”.

Theo Danviet

HĐH Hongmeng của Huawei sẽ nhanh hơn 60% so với Android

HĐH Hongmeng của Huawei sẽ nhanh hơn 60% so với Android

Hongmeng từng được biết tới như kế hoạch B trong trường hợp Huawei bị cấm cửa với Android. Tuy vậy, có vẻ như nhà sản xuất Trung Quốc đang rất tâm huyết với sự lựa chọn này.