Ngày 24/6/2016, Ukraina diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thảm họa đối với nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, thảm họa nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Tham dự lễ tưởng niệm nạn nhân Chernobyl có tổng thống Petro Porochenko.

30 năm trước, vào lúc 1 giờ 23 phút sáng ngày 24/6/1986, lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, nằm cách thủ đô Kiev (nước Cộng hòa Ukraine, bấy giờ thuộc Liên Xô) khoảng 100km bất ngờ phát nổ. Thảm họa Chernobyl trở thành một trong những sự cố hạt nhân dân sự tồi tệ nhất trong lịch sử.

Theo GS.TS. Leonid Aleksandrovich Bolshov, Viện trưởng Viện Phát triển an toàn năng lượng hạt nhân trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAN), khi trả lời phỏng vấn Việt nam TTX, tai nạn này xảy ra vừa do người vận hành và vừa do độ an toàn của loại lò phản ứng thời bấy giờ. 

Sự cố xảy ra đầu tiên là do người vận hành đã nâng hoạt động của lò phản ứng số 4 tới trạng thái không đúng theo chỉ dẫn, quy định. Kế tiếp là trong trạng thái bất thường như vậy lò phản ứng không đáp ứng các khả năng vật lý cần thiết, cụ thể không tự giảm công suất hoạt động và ngừng lò mà trái lại cứ tăng lên và cuối cùng dẫn tới nổ lò.

Hậu quả nguy hiểm là trong suốt 10 ngày sau đó, lò phản ứng này phun trào phóng xạ độc hại gây ô nhiễm tới 3/4 châu Âu. Giới chức địa phương đã sơ tán khoảng 116.000 người ra khỏi “khu vực đặc biệt” có bán kính lên đến 30km từ nơi xảy ra vụ nổ.

Về thiệt hại con người, tức số người thiệt mạng do vụ nổ gây ra ban đầu và nhiều năm sau do bị nhiễm xạ đến nay vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc vào năm 2005 ước tính khoảng 4.000 người (chủ yếu là ở Ukraine, Nga và Belarus hiện nay) đã thiệt mạng do ảnh hưởng của phóng xạ từ thảm họa Chernobyl. Nhưng ngược lại, Tổ chức “Hòa bình Xanh” thường phản bác điện hạt nhân lại đưa ra một con số khác gây “sốc” hơn với phỏng đoán người chết lên gấp những cả vài chục lần!

{keywords}

Mái vòm bao quanh lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Ảnh: WordPress

Theo tính toán, còn khoảng 200 tấn urani trong lò phản ứng hạt nhân bị nổ 30 năm trước. Để ngăn cản chất phóng xạ rò rỉ và bay ra từ chiếc lò phản ứng số 4, người ta đã xây dựng mái vòm bao quanh lò phản ứng này (xem hình trên).

Đến năm 2010, lo ngại về mái vòm nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã quá cũ nát và có thể đổ sập bất kỳ lúc nào, Ukraine đã bắt tay vào xây dựng một mái vòm thép khác nặng 25.000 tấn thay thế mái vòm cũ. Mái vòm thép mới này có diện tích gấp đôi một sân bóng đá và cao tới 110m - cao hơn một chút so với tháp Đồng hồ Big Ben ở London (Anh) và nặng gấp 3 lần so với Tháp Eiffel của Pháp.

Số tiền 2,4 tỷ USD để xây dựng mái vòm này được hơn 40 quốc gia và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu đóng góp. Ngoài ra, nhóm G7 và Hội đồng châu Âu (EC) sẽ đóng góp thêm khoảng 165 triệu USD. Đến nay, hầu hết công việc xây dựng mái vòm này đã hoàn tất. Mái vòm mới này được trang bị rất nhiều công nghệ hiện đại để đảm bảo rằng, nếu có chuyện gì xảy ra với nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, mái vòm này đủ khả năng ngăn chặn các chất phóng xạ độc hại rò rỉ ra ngoài.

{keywords}

Hình ảnh Nhà máy điện hạt nhân Smolensk với 2 lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ VVER. Ảnh từ nguồn Rosenergoatom.

Dù liên quan đến trách nhiệm với thảm họa Chernobyl, nước Nga hiện nay vẫn là số vài cường quốc hạt nhân hàng đầu trên thế giới. GS.TS. Leonid Aleksandrovich Bolshov đã nói cho phóng viên TTXVN biết rằng, sau tai nạn Chernobyl, Liên Xô (nước Nga bây giờ) đã thông qua một chương trình liên bang tăng cường an toàn và hiện đại hóa tất cả các nhà máy điện hạt nhân hiện có cũng như nâng cao độ an toàn của các dự án mới. Trong khuôn khổ chương trình này, tất cả các lò phản ứng kiểu RBMK và VVER hiện nay được kiểm tra kỹ càng có độ an toàn cao, ngay cả trong trường hợp xảy ra sự cố lớn. Các loại lò này đều đã được nâng cấp, bổ sung thêm các hệ thống an toàn để không cho phép xảy ra kịch bản Chernobyl một lần nữa.

Lò phản ứng nước nhẹ VVER thế hệ thứ 3 và 3+, có hệ số an toàn rất cao là loại lò Việt Nam đang hướng tới trong dự án xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở tỉnh Ninh Thuận.

Trần Minh