Thương vụ Nvidia mua ARM gặp bất lợi
 

Động thái của chính phủ Anh đặt ra câu hỏi xoay quanh thương vụ 40 tỷ USD giữa Nvidia và SoftBank, chủ sở hữu ARM. Bộ trưởng Kỹ thuật số Oliver Dowden đã gửi thông báo can thiệp vào vụ mua bán. Để giúp thu thập thông tin liên quan, cơ quan cạnh tranh độc lập của Anh sẽ chuẩn bị báo cáo về tác động của giao dịch.

Nvidia không tin thương vụ tiềm ẩn rủi ro đối với an ninh quốc gia.

ARM là tên tuổi lớn trên bức tranh bán dẫn toàn cầu, lĩnh vực nền tảng cho các công nghệ từ trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử đến mạng 5G. Thiết kế của ARM làm chủ gần như mọi smartphone và hàng triệu thiết bị khác.

Bán dẫn cũng là nền tảng cho hạ tầng quan trọng tại Anh, trong công nghệ liên quan tới quốc phòng, an ninh quốc gia.

Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường (CMA) sẽ đánh giá tác động đến cạnh tranh, quyền tài phán và an ninh quốc gia của thương vụ, trình báo cáo trước ngày 30/7. Sau đó, ông Dowden sẽ quyết định thông qua thỏa thuận hay chuyển sang cuộc điều tra sâu hơn.

CMA đã nghiên cứu giao dịch từ tháng 1, tập trung vào việc ARM có thể tăng giá hay giảm dịch vụ đối với các khách hàng là đối thủ của Nvidia hay không. Nvidia tuyên bố mua lại ARM từ tháng 9/2020 và cam kết duy trì tính trung lập của ARM, bảo đảm giữ trụ sở và nhân viên ARM tại Cambridge.

Đây chính là các cam kết của SoftBank vào năm 2016 để thuyết phục Anh cho phép tập đoàn mua lại công ty công nghệ hàng đầu quốc gia. Song thương vụ giữa Nvidia và ARM lại đặt  một nhà cung ứng quan trọng cho các nhà sản xuất chip khác nhau dưới quyền kiểm soát của một người chơi duy nhất.

Không chỉ thu hút sự chú ý từ các nhà quản lý, vụ mua bán còn gây lo ngại giữa các hãng công nghệ toàn cầu như Google, Qualcomm và Microsoft vào thời điểm nhiều ngành công nghiệp đang trải qua khủng hoảng chip trầm trọng.

ARM không sản xuất chip mà tạo ra kiến trúc tập lệnh để dựa vào đó, thiết kế lõi máy tính. Thiết kế và công nghệ chip của họ được cấp phép cho những khách hàng như Qualcomm, Apple và Samsung.

Du Lam (Theo Reuters)

Khách hàng đổ xô tích trữ chip vì lo ngại căng thẳng địa chính trị

Khách hàng đổ xô tích trữ chip vì lo ngại căng thẳng địa chính trị

Khách hàng của công ty gia công chip TSMC (Đài Loan) trải qua tình trạng khan hiếm bán dẫn kéo dài do căng thẳng địa chính trị và nhu cầu leo thang đột biến.