Một nghiên cứu mới phát hiện, vi khuẩn gây ra căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STD) chlamydia cũng có thể khiến người mắc phải bị mù lòa.

{keywords}

Chủng vi khuẩn chlamydia, có tên gọi là C. trachomatis, gây bệnh mắt hột - một chứng bệnh có thể dẫn đến mù lòa ở người, thường lây lan qua ruồi hoặc việc tiếp xúc với bàn tay hay quần áo của người nhiễm mầm bệnh. Ảnh: Corbis

Từ lâu, y học đã biết, một chủng vi khuẩn chlamydia, có tên gọi là C. trachomatis, gây bệnh mắt hột - một chứng bệnh có thể dẫn đến mù lòa ở người. Song, trước đây, các chuyên gia tin có 2 chủng chlamydia khác nhau gây ra bệnh STD và bệnh mắt hột một cách riêng rẽ.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới của các nhà khoa học Australia khám phá ra rằng, các biến đổi di truyền có khả năng biến vi khuẩn chlamydia gây bệnh STD thành mầm bệnh mắt hột. Do đó, căn bệnh mắt dễ gây mù lòa này cũng có thể bị lây lan qua đường tình dục.

Với phát hiện mới, các nhà khoa học cảnh báo, nguy cơ tái trỗi dậy dịch mắt hột trên thế giới có thể nghiêm trọng hơn các phỏng đoán trước đây.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh mắt hột ước tính đã gây ra sự suy giảm thị lực ở gần 2 triệu người trên khắp thế giới. Việc nhiễm khuẩn gây bệnh chủ yếu xảy ra ở các vùng nông thôn có tình trạng vệ sinh kém và hệ thống bảo vệ sức khỏe cộng đồng tồi tàn.

Các nhà khoa học từng cho rằng, vi khuẩn chlamydia gây bệnh mắt hột chỉ lây lan qua ruồi hoặc việc tiếp xúc với bàn tay hay quần áo của người mang mầm bệnh. Nhưng, các chuyên gia đến từ Viện Wellcome Trust Sanger và Trường Nghiên cứu sức khỏe Menzies (Australia) nhận thấy, mọi chuyện không đơn giản như vậy.

Tiến sĩ Patiyan Andersson, người đứng đầu nghiên cứu mới, giải thích: "Công trình của chúng tôi được xúc tiến từ việc phân tích các thể phân lập đông lạnh, đã được thu thập trong những năm 1980 và 1990. Chúng tôi đã có thể hồi sinh vi khuẩn chlamydia bị đông lạnh suốt 30 năm qua và nghiên cứu hệ gen của chúng nhằm tìm ra việc chúng đã tiến hóa như thế nào".

Nhóm nghiên cứu khám phá ra rằng, chỉ cần có 1 - 2 đột biến di truyền cũng có thể khiến chủng chlamydia gây bệnh STD thành biến đổi thành chủng gắn liền với bệnh mắt hột. Và vì chlamydia có thể sẵn sàng trao đổi ADN, khám phá ám chỉ vẫn có khả năng nảy sinh một chủng chlamydia gây bệnh mắt hột mới.

Giáo sư Nick Thomson, đồng tác giả nghiên cứu, nói, khám phá của họ có thể cho thấy mức độ nguy hiểm lớn hơn của việc nhiễm vi khuẩn chlamydia cũng như tầm quan trọng phải giải quyết nó. Khám phá cũng nêu bật giá trị của việc lưu trữ dài hạn các vật liệu sinh học và lâm sàng trong nghiên cứu y học.

Tuấn Anh (Theo Daily Mail)

XEM CÁC TIN CÔNG NGHỆ MỚI NHẤT: